Từ cuộc bầu cử ở Ấn Độ, tới sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo sự xưng IS, tai nạn máy bay thảm khốc và các giải thưởng Nobel... hãy cùng HNMO điểm lại những sự kiện đáng chú ý nhất khắp thế giới năm 2014.
Bắt đầu từ Guinea vào cuối năm 2013, dịch Ebola nhanh chóng lan sang các nước láng giềng Liberia và Sierra Leone, trở thành dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử. Tháng 11/2014, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính đã có hơn 16.000 trường hợp nhiễm bệnh, với 7.000 trường hợp tử vong.
Quyết định của Tổng thống Ukraine, Viktor Yanukovych, về kế hoạch “quay lưng” với EU, ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Moscow đã gây ra cuộc biểu tình bạo lực tại Kiev. Bắt đầu vào tháng 10/2013, các cuộc biểu tình đạt đến đỉnh điểm khi đến ngày 21/2/2014, ông Yanukovych cuối cùng đã chạy trốn khỏi thủ đô. Ukraine bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng kéo theo biết bao hệ luỵ. Sau hơn 8 tháng bất ổn, ước tính đã có hơn 4000 người dân Ukraine thiệt mạng.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia cất cánh từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh đã biến mất vào thứ bảy ngày 8/3 với 239 người trên khoang. Sau nhiều tháng tìm kiếm với sự tham gia của nhiều quốc gia, huy động nhiều nhân lực và vật lực, nhưng đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy dấu tích nào của chiếc máy bay này. Trong bức ảnh dưới là hình ảnh người thân của nạn nhân trên chuyến bay MH370 khóc trong tuyệt vọng.
Sau cuộc cách mạng tháng hai, tình hình chính trị của Ukraine biến chuyển nhanh chóng. Từ chối công nhận chính phủ Kiev mới, Nga từ chỗ ủng hộ tiến dần đến chấp thuận Crimea ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập hoàn toàn dưới sự kiểm soát của Nga.
Ngày 16/5, Ấn Độ đã công bố kết quả cuộc bầu cử Hạ viện khóa XVI, với chiến thắng áp đảo thuộc về Đảng đối lập Nhân dân Ấn Độ (BJP), giành được tổng cộng 285 ghế tại Hạ viện. Đây là lần đầu tiên trong vòng 25 năm một chính đảng tại Ấn Độ giành đủ đa số tuyệt đối để có thể thành lập chính phủ độc lập. Với khoảng 815 triệu người Ấn Độ đăng ký bỏ phiếu, tiến trình dân chủ khổng lồ kết thúc với sự đắc cử của ông Narendra Modi.
Những chiến binh vũ trang từ phong trào Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã liên tiếp thực hiện các cuộc bắt cóc hàng trăm nữ sinh trung học ở Nigeria. Các vụ bắt cóc gây ra sự phẫn nộ quốc tế, nhiều nước cam để giúp tìm kiếm các cô gái mất tích và tiêu diệt các thành viên Boko Haram. Mặc dù vậy cũng chỉ có một số ít các cô gái thoát khỏi những kẻ bắt cóc.
476 người từ Incheon, Hàn Quốc, hành trình đến đảo Jeju trên chiếc phà MV Sewol, nhưng nó đã chìm vào sáng ngày 16/4, giết chết 304 người. Đa số những người thiệt mạng là học sinh trường trung học, họ được lệnh ở lại trên boong khi tàu chìm, còn thuyền trưởng Lee Joon-seok và thuỷ thủ đoàn của ông lại thoát ra an toàn. Ngày 11/11, thuyền trưởng Joon-seok đã bị kết án 36 năm tù.
Một người đàn ông hôn con trai của mình là một trong những người đã được giải cứu ngày 13/5 sau một vụ nổ tại mỏ than ở thành phố Soma, Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ tai nạn hầm mỏ tồi tệ nhất trong lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm tổng cộng 301 người đã thiệt mạng.
Ngày 22/5, quân đội Thái Lan đã thông báo thực hiện đảo chính sau thời gian ban bố thiết quân luật kéo dài 2 ngày. Cuộc đảo chính do Tổng tư lệnh lục quân Quân đội Hoàng gia Thái Lan Prayuth Chan-ocha chỉ huy, ngày 22/5 ông đã công bố quân đội đã giành quyền kiểm soát Chính phủ từ 16h30 ngày 22/5.
Một nhóm Hồi giáo cực đoan Sunni và một nhánh của al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Levant (Isil) bỗng nổi lên vào tháng 6/2014 và bắt đầu chiếm những vùng đất rộng lớn trên lãnh thổ Iraq và Syria. Ngày 29/6, nhóm này đổi tên là "Nhà nước Hồi giáo". Từ đó, thế giới biết đến sự tàn bạo của họ, Nhà nước Hồi giáo đã gây ra một loạt các vụ chặt đầu các con tin Mỹ và Anh, trong đó có nhà báo Mỹ James Foley và nhân viên cứu trợ người Anh Alan Henning.
Khi cuộc khủng hoảng Ukraina kéo dài, lực lượng trung thành với Kiev chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát miền đông thân Nga đang đòi ly khai. Ngày 17/7, chuyến bay mang số hiệu MH17 của hãng Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở gần thị trấn Torez của Ukraina, khi nó đang hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur - làm chết tất cả 298 người trên máy bay. Nhóm điều tra vụ tai nạn máy bay kết luận nó bị bắn rơi do bị nhầm lẫn là máy bay vận tải quân sự. Trong ảnh dưới là hiện trường nơi máy bay rơi.
Cũng là một tai nạn hàng không, chuyến bay mang số hiệu 5017 của Air Algers từ Burkina Faso đến Algiers đã bị rơi ở khu vực Gossi Mali, làm chết tất cả 118 người trên khoang. Nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn vẫn chưa được xác định, mặc dù thời tiết xấu được cho là có khả năng gây ra. Ảnh: Một người nằm xuống tại trường vụ tai nạn tỏ lòng kính trọng với người thân bị mất trong vụ tai nạn.
Toà án tội ác chiến tranh ở Campuchia của LHQ đã đưa ra phán quyết đối với hai lãnh đạo cấp cao của chế độ Khmer Đỏ - Khieu Samphan và Nuon Chea - về tội ác chống lại nhân loại đối với vai trò của họ trong những năm 1970 tạo nên những "cánh đồng chết" ở Campuchia. Ảnh, Soum Rithy (giữa), người mất cha và ba anh chị em dưới chế độ Khmer Đỏ, oà khóc sau khi bản án được tuyên.
Một thanh niên da đen không vũ tên Michael Brown ở Ferguson, Missouri, Mỹ đã bị sĩ quan cảnh sát da trắng bắn chết. Sau cuộc điều tra, một bồi thẩm đoàn tuyên bố vào 24/11 không truy tố viên cảnh sát. Quyết định này đã gây ra nhiều cuộc biểu tình trên khắp 170 thành phố của Mỹ, với tình trạng bất ổn, bạo loạn, cướp bóc bùng nổ. Trong hình dưới, một người biểu tình ngồi ở phía trước đám cháy trên đường phố trong một cuộc bạo động ở Oakland, California.
Bắt đầu từ tháng 9/2014, hàng nghìn người biểu tình xuống đường ở Hong Kong đòi cải cách dân chủ. Được mệnh danh là cuộc "cách mạng dù", những người biểu tình chiếm các trung tâm của thành phố. Nhiều vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát đã xảy ra gây căng thẳng ở Hong Kong suốt thời gian dài.
Nữ sinh người Pakistan, Yousafzai, người đã bị Taliban bắn vào năm 2012, đã đấu tranh để ủng hộ quyền được giáo dục của trẻ em gái, và vận động Ấn Độ chống lại nạn buôn bán và lao động trẻ em. Em là người chiến thắng Giải thưởng Nobel Hòa bình 2014.
Sau 13 năm có mặt ở Afghanistan, ngày 26/10 đánh dấu sự kết thúc chính thức của hoạt động chiến đấu ở Afghanistan với quân đội Anh và Mỹ. Trong hình, binh sỹ Anh giơ ngón tay cái lên khi họ rời khỏi Afghanistan từ sân bay Kandahar.
Nước Đức đã tổ chức lễ chào mừng kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của bức tường Berlin vào ngày 9/12. Bức tường được xây dựng bởi chính quyền Đông Đức vào năm 1961.
Ngày 16/12, phiến quân Taliban đã tấn công một trường học do quân đội quản lý ở thành phố Peshawar, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, miền bắc Pakistan. Chúng đã sát hại hơn 140 người, trong đó có hơn 130 học sinh. Hơn 120 người khác cũng bị thương. Đây là vụ thảm sát thường dân đẫm máu nhất ở Pakistan.
Khoảng 2h sáng ngày 16/12, cảnh sát Australia đã xông vào quán cà phê Lindt ở Sydney nhằm giải thoát cho các con tin bị một người đàn ông bắt giữ từ sáng ngày 15/12. Cảnh sát xác nhận, hai con tin và kẻ bắt cóc đã chết trong cuộc bao vây kéo dài 16 giờ.
Tuấn Kiệt Tổng hợp
Hanoimoi.com.vn