Ngày 17.9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang đến Ấn Độ cam kết đầu tư trên 100 tỉ USD giữa lúc người dân Ấn tỏ ra nghi ngại.
|
Ông Tập đến thủ phủ Ahmedabad của bang Gujarat, miền tây Ấn Độ chiều qua, sau khi kết thúc chuyến thăm các đảo quốc Ấn Độ Dương là Maldives và Sri Lanka. Đón ông tại sân bay là các lãnh đạo bang Gujarat trong khi Thủ tướng Narendra Modi tiếp ông Tập tại khách sạn. Gujarat là quê hương của ông Modi và ngày 17.9 cũng là sinh nhật thứ 64 của ông. Việc Thủ tướng Modi tiếp ông Tập bên ngoài thủ đô New Delhi và mời dự dạ tiệc mừng sinh nhật là một ngoại lệ mà giới quan sát nhận định là nhằm tỏ ra trọng thị và thân mật với lãnh đạo quốc gia láng giềng dồi dào về tài chính.
Từ khi nhậm chức hồi tháng 5.2014, ông Modi đã nhiều lần kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng và bày tỏ sự ngưỡng mộ trước các thành tựu kinh tế của nước láng giềng. Đáp lại, trước khi đến Gujarat, ông Tập đã có bài viết trên tờ The Hindu với những lời lẽ tỏ ra thân tình, bóng bẩy. Ông ví Trung Quốc là “công xưởng” và Ấn Độ là “văn phòng” của thế giới. “Với kinh nghiệm giàu có trong xây dựng hạ tầng và chế tạo, Trung Quốc sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển của Ấn Độ trong các lĩnh vực này”, ông viết. Ngay trong cuộc gặp chớp nhoáng chiều qua, ông Tập và ông Modi đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng. Cái bắt tay Modi - Tập được kênh truyền hình Ấn Độ IBN gọi là “trị giá 100 tỉ USD”. Con số này gấp 3 lần cam kết từ Thủ tướng Shinzo Abe mà ông Modi mang về nước sau chuyến thăm “rất thành công” đến Nhật Bản hồi đầu tháng 9.
Gai góc vấn đề an ninh
Dù có vẻ thuận lợi trong hợp tác kinh tế, giới quan sát đánh giá các cuộc thương thảo trong những ngày tới sẽ không hoàn toàn dễ chịu. Vấn đề tranh chấp biên giới chưa bao giờ thôi là cái gai nhọn trong quan hệ hai nước. Ngay ngày 16.9, Ấn Độ tuyên bố sẽ “kiên quyết bảo vệ” đường biên giới 3.500 km sau khi 200 binh sĩ Trung Quốc hồi tuần trước tràn vào vùng Ladkah mà New Delhi khẳng định là lãnh thổ của mình. Đến đêm 10.9, binh sĩ Ấn Độ còn phá hủy một đường hầm tạm thời do phía bên kia xây dựng. Sự cố mới nhất và những cuộc xâm nhập liên tục của quân Trung Quốc, đến 334 lần trong 8 tháng đầu năm 2014, khiến người dân Ấn Độ hết sức bất bình. Đã xảy ra biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập trước sứ quán Trung Quốc ở New Delhi, làm 10 người bị bắt.
Giáo sư Srikanth Kondapalli từ Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru nói với Thanh Niên rằng tranh chấp biên giới sẽ là vấn đề gai góc nhất trong 5 cụm vấn đề lớn mà hai bên sẽ bàn thảo.
Một vấn đề khác cũng khiến Ấn Độ ngờ vực là chiến lược tạo dựng “con đường tơ lụa” xuyên Trung và Nam Á nối xuống các đảo quốc trong Ấn Độ Dương của ông Tập Cận Bình. Dù có thể diễn giải mục tiêu là để đối trọng với chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á, New Delhi vẫn quan ngại rằng “con đường” này sẽ là gọng kìm mà Bắc Kinh muốn tạo ra để bao vây Ấn Độ. Sri Lanka ủng hộ “con đường” này trong chuyến thăm của ông Tập, nhưng cũng trấn an Ấn Độ rằng: “Chúng tôi sẽ không cho phép sử dụng các hải cảng của mình cho mục đích quân sự”.
Thục Minh
(Văn phòng Singapore)
Theo: Thanhnien.com.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...