Trung Quốc áp dụng chiến thuật “3 cuộc chiến” ở Biển Đông

Thứ 3, 10/06/2014 | 17:23:44
1,379 lượt xem

Trung Quốc đang sử dụng chính sách “3 cuộc chiến”, vốn được dùng trong cuộc khủng hoảng với Đài Loan, để áp dụng cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.Các tàu của Trung Quốc trong một cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông hồi tháng 4.

 Các tàu của Trung Quốc trong một cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông hồi tháng 4.

Các tàu của Trung Quốc trong một cuộc tập trận hải quân ở Biển Đông hồi tháng 4.
 
Chuyên gia Richard Hu, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh tại Đại học quốc gia Chengchi ở Đài Bắc, Đài Loan, cho hay quân đội Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra định nghĩa “3 cuộc chiến” vào năm 2003. Đó là chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý.

Chiến lược chiến tranh 3 mặt trận từ lâu đã được Bắc Kinh áp dụng cho các vấn đề với Đài Loan. Tuy nhiên, giờ đây chiến trường đã chuyển từ Eo biển Đài Loan sang Biển Đông, ông Rachard Hu nhận định.

Theo ông Richard Hu, Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng chiến lược mới để chống lại Philippines.

Philippines mới đây đã nộp lên Tòa án quốc tế tại La Hay, Hà Lan các bằng chứng chống lại tuyên bố chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông. Hồ sơ đệ trình lên Tòa án của Manila bao gồm gần 4.000 trang tài liệu giải thích và lập luận của Philippines về yêu sách vô lý của Trung Quốc.

Hôm 3/6, Tòa án trọng tài quốc tế đã ra thời hạn chót là ngày 15/12 để Bắc Kinh gửi phản hồi về đơn kiện của Manila. Tuy nhiên, Trung Quốc đã khẳng định sẽ không tham gia phiên xử. Chuyên gia Richard Hu tin rằng đây là một dấu hiệu cho thấy chính sách “3 cuộc chiến” đang được áp dụng.

Theo ông Richard Hu, dù Trung Quốc từ chối chấp nhập vụ việc hoặc tham gia vào phiên xử nhưng nước này vẫn tận dụng các nghiên cứu khoa học hoặc các tài liệu để đưa ra các bằng chứng nhằm ủng hộ tuyên bố chủ quyền thông qua các kênh không chính thức, trong khi vẫn thực hiện các tuyên bố mạnh mẽ trên trường quốc tế để gây ảnh hưởng đối với dư luận.

Bắc Kinh có các tranh chấp chủ quyền với hàng loạt quốc gia trong khu vực. Trung Quốc và Nhật Bản vướng vào cuộc tranh chấp lãnh thổ vì quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông. Bắc Kinh còn tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông với "đường lưỡi bò" và bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của các nước khác từ Brunei, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan.
 
Kể từ năm ngoái, Bắc Kinh liên tiếp tiến hành các hành động khiêu khích trong khu vực.

Vào tháng 11/2013, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, bao gồm cả khu vực bên trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật.

Đến tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã triển khai một giàn khoan dầu trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo: Dantri.com.vn


  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...