Không để các nước lợi dụng xuất xứ Việt Nam

Thứ 4, 04/12/2019 | 10:44:47
906 lượt xem

Nhiều mặt hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng nhập lậu nhưng gắn mác “made in Vietnam” đang đánh lừa người tiêu dùng trong nước. Hành vi gian lận thương mại này có xu hướng ngày càng tăng, khiến thị trường hàng hóa trở nên thiếu minh bạch và bất bình đẳng. Chưa kể đến mặt hàng này còn ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam.

Nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng gắn mác “made in Vietnam” đang đánh lừa người tiêu dùng trong nước

Tháng 11 vừa qua, hơn 356 sản phẩm máy giặt nhập khẩu từ Trung Quốc có dấu hiệu thay đổi nhãn hàng hóa trên sản phẩm nhập khẩu, thay đổi chỉ dẫn nguồn gốc, nơi sản xuất hàng hóa là tại Việt Nam đã bị Cục Hải quan Đồng Nai cùng đoàn kiểm tra liên ngành thuộc Ban chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Nai phát hiện.

Tương tự, một lô hàng gồm 4.331 rèm cửa đã được may hoàn chỉnh và đóng gói trực tiếp từng cái trong bao bì bằng nhựa, trên các bao bì này đều ghi xuất xứ tại Việt Nam. Thế nhưng trên tờ khai, công ty khai báo C/O mẫu E, xuất xứ hàng hóa tại Trung Quốc. 

Các cơ quan chức năng Đồng Nai phát hiện lô hàng rèm cửa Trung Quốc gắn mác Việt Nam

Trong nửa năm gần đây, liên tiếp những mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc đã bị phát hiện tại Đồng Nai, Hồ Chí Minh. 

Bà Võ Bích Ngọc – Phó Chi Cục Trưởng Chi Cục Hải quan Biên Hòa, Hải quan tỉnh Đồng Nai:

Một số doanh nghiệp không có dấu hiệu rõ ràng khai báo là xuất xứ Việt Nam, có trường hợp xuất xứ Trung Quốc nhưng mà khi nhập khẩu về thì trên nhãn mác không thể hiện nước xuất xứ. Và tên chịu trách nhiệm hàng hóa họ cũng thể hiện không đầy đủ. Ví dụ họ chỉ thể hiện tên người nhập khẩu mà không thể hiện tên người xuất khẩu.


Theo lãnh đạo Cục hải quan tỉnh Đồng Nai, có hai trường hợp doanh nghiệp thường lợi dụng để gian lận xuất xứ. Thứ nhất là, doanh nghiệp nhập khẩu bán thành phẩm, sau đó gia công đơn giản và lấy xuất xứ Việt Nam. Thứ hai là, Đồng Nai nhập khẩu thành phẩm chưa dán nhãn mác hoặc có nhãn mác nước ngoài sau đó thay nhãn mác giả mạo xuất xứ của Việt Nam để xuất khẩu hoặc đưa ra tiêu thụ nội địa. 

Ông Nguyễn Phúc Thọ - Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai:

Kiểm tra nhãn mác hàng hóa đang là chuyên đề nóng của Tổng cục. Chúng tôi đã phát hiện vụ việc công ty ghi nhãn mác ko đúng nguồn gốc. Họ nhập từ Trung Quốc những khai là Việt Nam. 



Ông Âu Anh Tuấn – Cục trưởng Cục giám sát quản lý, Tổng Cục Hải quan:

Cơ quan hải quan đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường trao đổi thông tin về lô hàng có rủi ro cao. Còn việc kiểm soát biên giới là trách nhiệm cơ quan hải quan, khi phát hiện ra lô hàng có dấu hiệu gian lận chúng tôi sẽ kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật



Hiện nay, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hoá, nếu cơ quan thực thi không có bằng chứng rõ ràng, không bắt quả tang hoặc giám định chất lượng thì việc phát hiện vi phạm là rất khó khăn. 

Ông Nguyễn Hữu Cẩn – Phó Viện trưởng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ KHCN:

Các văn bản kết luận quyền sở hữu trí tuệ không phải quyết định hành chính mà đó vai trò chứng cứ trong các vụ việc. Chính vì thể trong các vụ việc nào phức tạp các cơ quan có thể chưng cầu giám định sở hữu trí tuệ, hoặc các doanh nghiệp yêu cầu giám định quyền sở hưu trí tuệ để cung cấp chứng cứ để giúp cho việc giải quyết vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được thuận lợi hơn.


Theo Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, với mức phạt tối đa là 250 triệu đồng. Đây là mức phạt còn khá nhẹ so với việc gian lận xuất xứ hàng Việt Nam. Nếu không có chế tài nghiêm minh hơn cũng như sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng thì hàng hóa gian lận xuất xứ “made in Việt Nam” sẽ gây tổn thất cho các thương hiệu trong nước, làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Việc trà trộn xuất xứ Việt Nam còn gây ảnh hưởng đến quyền lợi xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam khi mục tiêu lâu dài là thuế xuất khẩu tiến tới 0%.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...