Hiệu quả khi hòa giải đối thoại tại tòa Phần 2: Hiệu quả hòa giải đối thoại tại tòa án

Chủ nhật, 17/11/2019 | 15:36:26
2,601 lượt xem

Thực hiện chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thái Bình đã thành lập 4 trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình, Tòa án nhân dân các huyện Đông Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy và Thành phố Thái Bình.

Trong 10 tháng từ ngày 1/11/2018 đến ngày 30/9/2019, tổng số đơn thụ lý của 5 Trung tâm hòa giải đối thoại tại Thái Bình là 1.147 vụ việc, đã giải quyết 1.147 vụ việc. Số vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành là 797/1.147 vụ việc, đạt tỷ lệ 69,5%. Trong đó, lĩnh vực hôn nhân gia đình có tỷ lệ hòa giải thành cao nhất, đạt 77,1%.  

Tại buổi làm việc mới đây với Tòa án nhân dân 2 cấp tại Thái Bình, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình đã đánh giá cao kết quả mà công tác hòa giải, đối thoại mang lại.



Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao: Tác động xã hội được rất lớn, nó không phải là giải pháp thay thế để chúng ta giảm tải cho tòa án đâu. Chúng ta không đặt ra mục tiêu là công việc chúng ta nhàn đi. Cái đó chỉ là 1 thôi. Nhưng chúng ta tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, làm sao để tình làng nghĩa xóm được hàn gắn. Đây là cơ sở để đảm bảo an ninh trật tự chính trị của địa phương. Kể cả thi hành án rồi bà con ngồi nhìn nhau có khi cũng trở nên thù hằn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lấn nhau một tí đất thôi mà thi hành án là cưỡng chế, thì tôi nói đời nọ sang đời kia là không nhìn mặt nhau. Cho nên từ xung đột này nó tạo ra mầm mống của xung đột khác.


Đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình: Nếu đã hòa giải được thì không chỉ giảm sức ép cho xét xử của tòa án các cấp mà quan trọng hơn là kết quả hòa giải nó đã giải quyết được vấn đề ổn định xã hội bền vững. vì nếu đưa nhau ra tòa thì chỉ được cái lý thôi chứ mất hẳn cái tình trong khi người Việt mình trăm cái lý không bằng một tí cái tình. Khi hòa giải thành thì sự ổn định nó bền vững, các bên đều vui vẻ. Tòa án vui, các bên liên quan cũng đều vui thì chúng tôi đánh giá rất cao. Mặc dù hoạt động trong thời gian không dài nhưng hiệu quả rất rõ nét. Đối thoại hòa giải tại Tòa là cơ sở bền vững nhất, kinh tế nhất, hiệu quả nhất.



Thực tế thí điểm từ các mô hình cho thấy, việc Quốc hội xem xét ban hành Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án là cần thiết. Người Việt Nam vốn coi trọng tình cảm, trong đó có tình cảm gia đình, họ hàng, làng xóm, tình bạn, tình đồng nghiệp… Đối thoại sẽ giảm thiểu xung đột gay gắt trong giải quyết khiếu kiện hành chính, tạo ra sự đồng thuận giữa người dân và cơ quan quản lý Nhà nước, không làm phát sinh các khiếu nại tiếp theo. Hơn nữa, thông qua hoạt động này, người tiến hành hòa giải, đối thoại còn có thể giải thích, nâng cao nhận thức pháp luật cho các bên./.

Cao Biền

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...