Hiệu quả khi hòa giải đối thoại tại tòa Phần 1: Sự cần thiết triển khai hòa giải đối thoại tại tòa

Chủ nhật, 17/11/2019 | 14:59:14
1,368 lượt xem

Người Việt Nam có câu “một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”, từ lâu phương thức hòa giải luôn tồn tại với các cộng đồng người Việt và trở thành một trong những thiết chế truyền thống để giải quyết các tranh chấp. Nhằm xây dựng Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án, thời gian qua, Tòa án nhân dân Tối cao đã cho thí điểm mô hình hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.

Hơn 1 năm trước, do bên cạnh nhà có công trình xây dựng lớn đã làm ảnh hưởng, gây nứt nhà của gia đình ông Trần Công Bộ và một số ngôi nhà khác ở phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình khiến các gia đình lo lắng. Gia đình ông Bộ đã nhiều lần nói chuyện với chủ đầu tư công trình nhưng không thành, do đó đã gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình và được tòa chuyển đến Trung tâm hòa giải đối thoại. Nhờ đó đã mang lại kết quả khiến cả 2 bên nguyên đơn và bị đơn đều cảm thấy hài lòng.


Ông Trần Công Bộ - phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình: Hòa giải xong thì 2 bên đều rất là vui vẻ, không có căng thẳng, không có kiện cáo gì nữa. Qua quá trình hòa giải tôi thấy hòa giải rất là tốt.


Cũng là một vấn đề được mang ra khởi kiện, vụ việc giữa Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển Thái Bình với khách hàng đã được giải quyết ổn thỏa. Bên nguyên đơn là phía Ngân hàng không những đã có thể thu hồi được vốn vay mà còn giữ được mối quan hệ và uy tín với khách hàng, bởi nhờ hòa giải đối thoại, 2 bên đã tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất.


Ông Nguyễn Duy Dũng - Đại diện Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư phát triển Thái Bình: Trung tâm hòa giải đối thoại là cầu nối giữa các bên tranh chấp với nhau có thể ngồi lại với nhau để thỏa thuận với nhau, thay vì việc đưa nhau ra tòa để có những căng thẳng hơn trong các mối quan hệ dân sự.


Bà Nguyễn Thị Linh Nga - Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình: Lợi ích thứ nhất là về mặt thời gian thì đã giúp cho bản thân những người đi giải quyết các tranh chấp đó có thể rút ngắn thời gian giải quyết vụ việc, rút ngắn cho tòa quá trình tố tụng để mở phiên tòa. Thứ hai là giảm chi phí khi tố tụng.



Hoạt động hòa giải, đối thoại đã tác động tích cực đến việc ổn định, hàn gắn các quan hệ xã hội tại địa phương, giải quyết kịp thời các tranh chấp theo tinh thần “hai bên cùng thắng”, giúp các bên giải quyết mâu thuẫn bằng chính ý chí của mình chứ không phải phán quyết của tòa án thông qua xét xử./.

(Còn tiếp)

Cao Biền

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...