Nhức nhối lao động bất hợp pháp Phần 3: Nâng cao nhận thức về xuất khẩu lao động

Thứ 3, 12/11/2019 | 10:30:32
1,203 lượt xem

Lao động bất hợp pháp tại nước ngoài, không chỉ mang đến nhiều rủi ro, hệ lụy cho chính người lao động, mà còn gây nhiều khó khăn cho công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài do không ai quản lý, nhất là khi gặp tai nạn, rủi ro. Hơn nữa, việc làm này gây ảnh hưởng không tốt chương trình hợp tác xuất khẩu lao động của nước ta với các nước.

Ngày 7/11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã tuyên phạt 4 đối tượng Trần Thị Tình, sinh năm 1974, quê quán ở xã Đông Hợp (Đông Hưng), thường trú tại phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm (thành phố Hà Nội); Trần Văn Tứ, sinh năm 1977, trú quán xã Đông Hợp (Đông Hưng); Nguyễn Xuân Bắc, sinh 1969, trú quán xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) và Trần Quang Sử, sinh năm 1966, trú quán xã Đông Mỹ (thành phố Thái Bình) mức án hơn 20 năm tù vì tội tổ chức đưa 14 người sang Hàn Quốc lao động dưới hình thức đi du lịch, rồi tìm cách ở lại làm việc. Đây là bản án nghiêm khắc dành cho những kẻ coi thường pháp luật, nhưng cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những người muốn đi xuất khẩu lao động bằng mọi cách.

Ông Lê Văn Côn - Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm, Sở Lao động thương binh và xã hội Thái Bình: Hiện nay thông tin thị trường xuất khẩu lao động xuất khẩu lao động đang bị nhiễu, nhiều người mong muốn đi xuất khẩu lao động đã bị lừa, mất hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Vì thế người dân cần tìm hiểu kỹ, lựa chọn các doanh nghiệp được cấp phép để giảm bớt rủi ro.




Ông Phạm Quang Hòa, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình cho biết, nhiều năm nay Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng của tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, việc lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã ảnh hưởng lớn đến quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước. 


Ông Phạm Quang Hòa, Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình : Trong thời gian tới Sở Lao động Thương binh và xã hội sẽ tiếp tục phối hợp với các sở ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên. Đồng thời có những giải pháp cụ thể để gặp gỡ, ký cam kết với những gia đình có người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, đặc biệt đang bỏ trốn ở lại sau khi hết hạn hợp đồng để vận động con em mình về nước, lấy lại uy tín và hình ảnh của người lao động Việt Nam nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng.


Tỉnh Thái Bình phấn đấu mỗi năm xuất khẩu trên 3.000 lao động, nếu còn tái diễn tình trạng lao động Thái Bình cư trú và làm việc bất hợp pháp, sẽ làm ảnh hưởng đến cơ hội của nhiều người lao động khác có nhu cầu. Vì thế khi đi xuất khẩu lao động, bản thân người lao động cần phải nâng cao ý thức và trang bị cho mình những kiến thức, hành trang cụ thể. Chính ý thức tuân thủ các quy định của hợp đồng lao động và pháp luật của người lao động chính là vấn đề mấu chốt để xuất khẩu lao động thực sự là con đường bền vững, hiệu quả giúp người lao động nâng cao thu nhập, ổn định đời sống./.

Ninh Thanh

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...