Nhức nhối lao động bất hợp pháp Phần 2: Lao động bất hợp pháp – Hệ lụy khôn lường

Thứ 3, 12/11/2019 | 10:18:37
1,103 lượt xem

Đi xuất khẩu lao động hợp pháp, nhưng sau khi hết hạn hợp đồng, nhiều người lao động Việt Nam, trong đó có người Thái Bình không về nước đúng hợp đồng cam kết. Họ trở thành những lao động bất hợp pháp trên đất nước bạn, phải sống chui lủi, trốn chạy, đối mặt với nhiều rủi ro. Thậm chí có người đã ở lại lao động bất hợp pháp hàng chục năm. Lý do của họ là gì?

Năm 2008, anh Nguyễn Văn Khương, xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ sang Hàn Quốc lao động với công việc chính là công nhân hàn. Sau khi hết hạn hợp đồng, lẽ ra năm 2013 anh Khương phải về nước nhưng anh vẫn quyết ở lại thêm 3 năm nữa với suy nghĩ cố ở lại để có thêm nguồn thu nhập. Nhưng khi trong cuộc rồi mới biết phải đánh đổi bằng rất nhiều rủi ro. 

Anh Nguyễn Văn Khương - xã Quỳnh Nguyên, huyện Quỳnh Phụ : lao động bất hợp pháp nên vấn đề đi lại nó sẽ không tự do, thoải mái so với những người còn trong hợp đồng. Phải trốn chạy nếu không sẽ bị bắt và trả về nước. Chạy lúc đó thì mạnh ai người đó chạy, cứ chạy để không bị bắt là được. Phải trốn chui lủi đủ mọi nơi, cả trên đồi, trong rừng. Nói chung rất khổ cực.




Lý do anh Khương ở lại là kiếm thêm thu nhập vì cuộc sống gia đình. Bởi anh so sánh, nếu ở quê làm cả tháng được 5 -6 triệu, trong khi đó bên Hàn Quốc chỉ 2-3 ngày anh đã kiếm được số tiền này. Lương cao cũng là lý do chính để nhiều người lao động Thái Bình chấp nhận con đường lao động bất hợp pháp. 

Anh Đoàn Mạnh Hùng, xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương cũng vậy. Anh Hùng đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc, vì làm xây dựng nên mức lương trung bình mỗi tháng gần 100 triệu đồng. Vì trên 40 tuổi, anh Hùng biết mình không còn cơ hội sang Hàn Quốc làm việc nữa nên cố ở lại thêm một thời gian. 

Anh Đoàn Mạnh Hùng - xã Bình Thanh, huyện Kiến Xương : Tuổi tác là một chuyện, cái thứ 2 là vì công trình mình đang làm dở ông chủ chưa thanh toán được tiền lương. Thêm nữa là cố được tháng nào thì cố sau này về kinh tế tốt hơn.



Những ngày tháng lao động bất hợp pháp nơi xứ người là những ngày phải sống chui lủi. Anh Hùng trải lòng về những rủi ro mà người lao động bất hợp pháp phải đối diện: "Lao động bất hợp pháp mình không được bảo trợ, ông chủ không trả lương, phải đối mặt với nhiều nguy cơ, đơn giản như vào bệnh viện không có bảo trợ xã hội, đi khám chữa bệnh bên đó gặp khó khăn. Nếu có chuyện không may xảy ra thì đúng là thiệt cho mình, cho gia đình mình".

Ông Trần Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư cho biết: Dù giàu lên nhờ xuất khẩu lao động nhưng nhiều lao động đi xuất khẩu lao động tại địa phương không thực hiện theo đúng cam kết ban đầu; trong đó, nhức nhối nhất là tại thị trường lao động Hàn Quốc. Trên địa bàn xã có những trường hợp lao động sau khi hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại Hàn Quốc đến nay đã 15 - 20 năm. Đây cũng là vấn đề nan giải đối với địa phương. 




Hiện nay chưa có thống kê cụ thể số lao động Thái Bình đang làm việc bất hợp pháp tại Đài Loan, Nhật Bản và một số thị trường khác. Riêng tại Hàn Quốc, chỉ tính riêng chương trình EPS (chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài), đã có gần 630 lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn.




Ông Phạm Quang Hòa – Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thái Bình: 4 huyện là Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, Đông Hưng đã bị tạm dừng tiếp nhận lao động sang Hàn Quốc vì có số người cư trú bất hợp pháp vượt mức quy định (trên 60 người). Đó thực sự là thiệt thòi cho những người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài theo chương trình EPS ở những địa phương này.


Vì cái lợi trước mắt, nhiều người chấp nhận lao động bất hợp pháp mặc dù bị bóc lột sức lao động, bị ngược đãi, quỵt tiền lương hay trục xuất về nước. Khi đó, chính họ đã tước đi quyền được bảo vệ của mình. Đồng nghĩa với đó sức khỏe, sự an toàn và tính mạng của lao động có thể rơi vào tình trạng mất an toàn trong mọi trường hợp./.

(Còn nữa)

Ninh Thanh

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...