Thiếu trường mầm non dành cho con em công nhân

Thứ 4, 03/07/2019 | 17:25:11
1,194 lượt xem

Từ năm 2015, Chính phủ đã có Nghị định số 85 , quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật lao động về chính sách đối với lao động nữ, trong đó có quy định về việc: Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo... Tuy nhiên, sau 4 năm, việc triển khai Nghị định này vẫn còn nhiều bất cập.

Sát gần các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Bình, các khu nhà trọ dành cho công nhân được nhiều người xây dựng là những khu nhà cấp 4, ngăn làm nhiều phòng khép kín, mỗi phòng chỉ từ 12 đến 15 m2. Giá thuê một phòng trọ từ 6 trăm đến 1 triệu đồng. Tại một phòng trọ dành cho công nhân ở thôn Đại Lai, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, chị Lê Thị Hồng Quyên, quê xã Thái Tân, huyện Thái Thụy đang một mình loay hoay với con trai chưa được hai tuổi. Đã hai tuần nay, chị phải nghỉ việc tại nhà máy để ở nhà trông con. 

Chị Lê Thị Hồng Quyên - xã Thái Tân, huyện Thái Thụy :Con ốm, ông bà thì nhiều việc ở quê, không có ai trông nom, nên em phải nghỉ 1 tuần trông con ở bệnh viện, ra viện 1 tuần rồi cũng không đỡ. Thu nhập của hai vợ chồng gần 10 triệu, ăn uống, thuê nhà rồi cũng hết, không đủ tiền thuê người trông con.





Bà Trần Thị Hiên, từ xã Quỳnh Bảo, huyện Quỳnh Phụ cũng phải bỏ công, bỏ việc ở quê để lên trông cháu cho các con đi làm. Nhà có hai ông bà, cấy gần một mẫu ruộng, đến vụ cấy hái bà lại phải thuê nhân công mỗi ngày tới vài trăm nghìn. Ông ở nhà một mình, cũng vất vả hơn nhiều.


Bà Trần Thị Hiên - xã Quỳnh Bảo, huyện Quỳnh Phụ : Giá mà các doanh nghiệp , công ty có xây nhà trẻ cho con em công nhân thì chúng tôi cũng rất phấn khởi, không phải bỏ nhà, bỏ việc lên đây trông cháu. Mà lên đây thì nóng bức, phòng có hơn chục m2, trưa đến là bà cháu cứ toát hết cả mồ hôi.






Với những nữ công nhân có con nhỏ, Nghị định 85 của Chính Phủ quy định tại điều 10 : Tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ:

1. Quy hoạch xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Trường hợp các khu công nghiệp đã hình thành nhưng chưa có quy hoạch nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cần quy hoạch bổ sung để xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo;

2. Xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo phù hợp với nhu cầu gửi trẻ;

3. Thực hiện quản lý hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo theo quy định của pháp luật;

4. Có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo.

Chính sách thì đã có, nhưng trên thực tế, tại các khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và trên địa bàn thành phố Thái Bình nói riêng, gần như chưa có một nhà trẻ, mẫu giáo nào được xây dựng dành riêng cho con em công nhân. Cũng vì thế mà chị Trần Thị Nhàn, công nhân khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh phải gửi con về quê cho ông bà chăm sóc, từ khi con chị dưới 1 tuổi. Đây cũng là một thiệt thòi rất lớn, không riêng của chị Nhàn mà của rất nhiều nữ công nhân khác. 

Chị Trần Thị Nhàn, công nhân khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh : Hầu như gia đình nào chả muốn xa con, phòng trọ chật như thế này nên em gửi con về quê, ông bà ngoại trông.Bú sữa mẹ tốt hơn, chúng em đi làm thế này mà cai sữa sớm khổ cho bọn trẻ. 







Trên địa bàn phường Phú Khánh và xã Phú Xuân, theo thống kê có tới hàng nghìn công nhân thuê nhà trọ. Các trường mầm non ở đây cũng sẵn sàng tiếp nhận các cháu là con em công nhân từ địa phương khác tới cư trú. Tuy nhiên, với các trường mầm non công lập, không thể đáp ứng được những điều kiện làm việc của tất cả các công nhân khi họ phải làm tăng ca, tăng giờ.

Chị Vũ Thị Lê - công nhân khu công nghiệp Phúc Khánh: Gửi con ngoài  thì 4 rưỡi phải về đón con, mà chúng tôi tăng ca đến 7 rưỡi, không đón được Ngày nghỉ, các cháu lại phải đi gửi ngoài. Tôi cũng mong, nhà nước, doanh nghiệp xây dựng được những trường mầm non dành riêng cho con em công nhân.







Chị Phạm Thị Thu - công nhân khu công nghiệp Phúc Khánh :Trẻ lớn, 5, 6 tuổi rồi, nghỉ hè, không có tiền gửi ngoài, chúng tôi phải nhốt con vào trong phòng trọ đi làm. Mà trong phòng trọ thì khép kín điện, nước, bếp ga đều là những thứ có thể gây tai nạn cho trẻ em nên đi làm rất là không yên tâm. 




Khi mà các khu công nghiệp, các doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư xây dựng trường mầm non, mẫu giáo, nơi gửi con của công nhân lao động, nhất là lao động nữ, thì không chỉ bản thân các lao động nữ chịu thiệt thòi vì không đảm bảo được các quyền tối thiểu của trẻ em mà bản thân doanh nghiệp cũng không thể phát triển bền vững. Không thể tăng hiệu suất lao động và lợi nhuận khi mà công nhân nữ thường xuyên phải nghỉ việc để trông con, hoặc họ phải lao động trong tâm thế không yên tâm khi để con ở nhà một mình, thiếu chỗ vui chơi và môi trường đảm bảo sự an toàn cho trẻ./.

Phạm Hương

                                                                                                                                      

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...