Gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết

Thứ 2, 07/08/2017 | 07:30:32
544 lượt xem

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, những ngày gần đây, số bệnh nhân sốt xuất huyết ( SXH) đến khám và nhập viện điều trị nội trú gia tăng đột biến. Hiện, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện có 42 bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị.

Bắt đầu từ tháng 3, bệnh nhân sốt xuất huyết khám và nhập viện tại khoa truyền nhiễm đã xuất hiện rải rác. Nhưng chỉ đến những ngày gần đây, số bệnh nhân mới tăng mạnh, trung bình khoảng 30 người đến khám/ngày, thời gian cao điểm lên tới 35 – 40 bệnh nhân, trong đó 1 nửa nhập viện điều trị nội trú.

Bệnh nhân sốt xuất huyết chủ yếu là đối tượng người lao động, học sinh từ Hà Nội và tỉnh ngoài về mang theo mầm bệnh. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện một số trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nội sinh, không có dấu hiệu lây bệnh từ địa phương khác.

 Chị Vũ Thị Thủy - Xã Lê Lợi (Kiến Xương): Cách đây 1 tháng cháu lên HN chơi thì sau 2 tuần về cháu bị sốt, sốt thì gia đình cho cháu lên trạm xá truyền nhưng sau 2 3 ngày đưa cháu lên huyện xét nghiệm thì phát hiện cháu bị SXH. BV huyện chuyển cháu lên BV tỉnh... đến nay tình trạng cháu rất khá rồi.

Ông Đầu Văn Dương - Xã Thụy Xuân (Thái Thụy): Tôi có ở nhà thấy sốt nhè nhẹ đi khám thì BS cho biết bị sốt xuất huyết, cho 2 cháu thấy hiện tượng ở nhà cũng sốt lên thì cả 3 bố con đều bị phải lên tuyến trên. BS cho biết hiện tại bị SXH do muỗi gây ra. 3 bố con không đi đâu toàn ở nhà thôi, không đi ra khỏi tỉnh.

Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viên gia tăng là điều bất thường, trong đó xuất hiện nhiều bệnh nhân nặng phải chuyển tuyến trên điều trị. Hiện Khoa Truyền nhiễm đang đông bệnh nhân và đã có bệnh nhân phải nằm ghép. Để tránh ùn tắc, khoa chỉ điều trị nội trú những bệnh nhân nặng, điều trị ngoại trú và chuyển tuyến dưới những bệnh nhân nhẹ.

 BSCKI Nguyễn Trung Tuyến - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh: SXH gồm có 3 thể lâm sàng, là thể không có cảnh báo, thể có cảnh báo và thể tăng nặng. Những trường hợp không có dấu hiệu cảnh báo thì BN chỉ sốt, đau đầu, đau mỏi người và vẫn ăn uống được, những BN này nên khám và điều trị tại tuyến cơ sở như tuyến huyện. Những trường hợp có cảnh báo như nôn nhiều, ý thức u ám, xuất huyết hoặc khi xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh thì mới phải lên tuyến trên điều trị.

Tình trạng gia tăng bệnh nhân cũng đang đồng thời cảnh báo nguy cơ lây lan sốt xuất huyết trong cộng đồng. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: phát quang bụi rậm, diệt loăng quăng, phun thuốc diệt muỗi... Những người có biểu hiện sốt cao đột ngột, có dấu hiệu xuất huyết ngoài da và chảy máu cam cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, đồng thời báo cho y tế địa phương biết để có biện pháp phòng chống dịch.

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...