Đừng chủ quan với cúm A/H7N9

Thứ 5, 23/02/2017 | 16:26:24
835 lượt xem

Bộ Y tế cho biết tình hình dịch cúm A/H7N9 đang lây lan rộng tại Trung Quốc. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đây là đợt dịch thứ 5 kể từ đợt dịch đầu tiên ghi nhận năm 2013 của dịch cúm A/H7N9 và cũng là đợt dịch lớn nhất nhất từ trước đến nay.

Theo Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc, kể từ tháng 1-2017, số ca tử vong và các trường hợp nhiễm virus cúm H7N9 đã xuất hiện tại 16 tỉnh, thành trên khắp Trung Quốc. Tính tới ngày 12-2-2017, đã có ít nhất 87 người tử vong, trong đó có 79 ca hồi tháng 1 và hiện số mắc vẫn đang gia tăng rất nhanh, địa bàn có dịch đang lan rộng. Trên 90% bệnh nhân mắc bệnh có tiền sử tiếp xúc với gia cầm, trong đó 35% là người làm nông nghiệp, 10% làm nội trợ.

 Nước ta có đường biên giới chung dài với Trung Quốc, lại có quan hệ giao thương rất sôi động nên nguy cơ lây nhiễm cúm A/H7N9 từ nước bạn được Bộ Y tế đánh giá là rất cao. Chính phủ, các Bộ ngành liên quan và nhiều địa phương trong cả nước đã xây dựng các phương án đối phó, nhằm hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng nếu dịch cúm A/H7N9 xảy ra ở Việt Nam.

1. Một số thông tin về dịch cúm A/H7N9

Virus cúm A/H7N9 là một chủng mới, có nguồn gốc gene từ virus cúm gia cầm và một số loài chim (gia cầm), có khả năng lây nhiễm cho người dẫn đến viêm phổi nặng tiến triển nhanh, tỷ lệ tử vong cao (trên 27%). Hiện đường lây truyền của virus cúm A/H7N9 chưa được hiểu biết rõ ràng và cũng chưa có kết luận nào về sự lây truyền dịch cúm từ người sang người. Tuy nhiên đa số các ca bệnh cúm A/H7N9 được phát hiện đều có tiếp xúc gần với các loại gia cầm bị nhiễm virus cúm A/H7N9.


Trước khi hoành hành gây chết người ở Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 chưa từng gây bệnh ở người.

Trước khi hoành hành gây chết người ở Trung Quốc, virus cúm A/H7N9 chưa từng gây bệnh ở người, chủng cúm này thỉnh thoảng được phát hiện ở các loại chim, gà. Các chủng cúm trong "gia đình" virus cúm H7 đã khiến hơn 100 người nhiễm bệnh trong 10 năm qua. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Virus sinh học năm 2003, chủng cúm "họ hàng" với H7N9 là H7N7 đã bùng phát khiến 89 người Hà Lan nhiễm bệnh, một người chết.

Các chữ "H" và "N" trong tên của virus tương ứng với hai thành phần protein trên bề mặt virus (kháng nguyên) là hemagglutinin và neuraminidase. Virus cúm có tới 16 loại hemagglutinin và 9 loại neuraminidase tạo ra nhiều sự kết hợp khác nhau dẫn đến có nhiều chủng virus cúm với động lực khác nhau như cúm A/H1N1, H3N2, H5N1, H7N9...

2. Nguy cơ xảy ra dịch rất cao

Quảng Ngãi đã đã tiến hành tiêu hủy một ổ dịch cúm A/H5N6 tại một trang trại gà khoảng 3.000 con.( Ảnh: baoquangngai.vn )

Trả lời báo chí về sự nguy hiểm của dịch bệnh này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm mắc bệnh. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây nơi đã ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, thêm vào đó việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm vào nước ta vẫn chưa được kiểm soát triệt để, Việt Nam hoàn toàn có nguy cơ xâm nhập virus cúm A/H7N9 từ vùng có dịch rất cao.

Theo báo cáo của ông Đàm Xuân Thành, Phó Cục trưởng Cục Thú y - Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay nước ta đã ghi nhận 3 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại xã Diễm Châu - Nghệ An và 1 ổ dịch ở Bạc Liêu, 1 ổ tại Diễn Châu -Nghệ An, 1 ổ dịch H5N6 xảy ra 1 ổ dịch ở xã Phổ Cường – Huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi. Riêng trong ngày 20/2/2017 đã ghi nhận ổ cúm gia cầm tại 3 hộ gia đình thuộc xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định - tỉnh giáp ranh với tỉnh Thái Bình. Chính quyền tại đây đã tiêu hủy 4.600 con vịt (mắc dịch cúm A/H5N1 từ ngày 15-2). UBND huyện Trực Ninh đã ra quyết định công bố dịch trong ngày 20/2/2017. Với dịch cúm A/H5N6, đầu năm 2017 đã ghi nhận ổ dịch tại xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 17.2, Bộ Y tế đã ký văn bản khẩn số 672/BYT-DP gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người: “Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta và lây truyền sang người, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo sở công Ttương, sở NNPTNT, Bộ Công an, Bộ đội biên phòng tăng cường ngăn chặn, bắt giữ gia cầm nhập lậu qua biên giới, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh trái phép, không để hiện tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm và các sản phẩm gia cầm không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt tại các chợ đầu mối” 

3. Người dân vẫn rất chủ quan

Để biết thêm về tình hình nguồn gốc gia cầm được tiêu thụ và ý thức phòng, chống dịch cúm gia cầm của người dân hiện nay, nhóm PV Thaibinhtv.vn đã khảo sát thị trường gia cầm ở chợ Đề Thám, thành phố Thái Bình. Điểm nổi bật đó là người bán người mua vẫn tỏ ra rất chủ quan với dịch bệnh. Việc mua bán gia cầm tại chợ vẫn diễn ra tấp nập, trong khi người bán vẫn mơ hồ về nguồn gốc của gà. Khi được hỏi về việc có biết về cảnh báo dịch cúm gia cầm có thể lây lan sang người, một tiểu thương tại chợ cho biết :“Tôi có biết về cảnh báo trên qua tivi. Nhưng gà ở đây chúng tôi lấy từ quê nên không có dịch gì cả. Mà lấy của dân chỉ vài con một nên không kiểm dịch gì”. Một tiểu thương khác thì khẳng định: “Người ta bắt ở trang trại lên nhập cho tôi. Việc kiểm dịch là ở dưới trang trại rồi”.

Việc mua bán gia cầm vẫn tiếp diễn bình thường.

Còn người mua vẫn rất chủ quan vì cho rằng dịch cúm gia cầm mới xuất hiện ở Trung Quốc chưa xuất hiện ở trong nước và chừng nào Thái Bình chưa có dịch thì vẫn mua thịt gia cầm.

Qua ghi nhận của PV, hầu như các lồng gia cầm tại chợ không được kiểm dịch thực vật. Bản thân PV đã có mặt suốt tại một điểm bán gia cầm sống tại chợ Đề Thám cả sáng 22/2, nhưng không thấy bóng dáng của lực lượng kiểm dịch thú y.

Khuyến cáo phòng bệnh cúm A(H7N9)

Bệnh cúm A(H7N9) ở người là bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng, do vi rút cúm A(H7N9) trên gia cầm lây sang người, bệnh tiến triển nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh cúm A(H7N9) có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tiến triển nhanh với các triệu chứng sốt, ho, khó thở, viêm phổi nặng và suy hô hấp.

Để chủ động phòng chống bệnh cúm A(H7N9) ở người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

        1.Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

        2.Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.

        3.Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

        4.Người trở về nước từ khu vực có dịch bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

        5.khám, điều trị kịp thời. 

Đối với với khách du lịch khi đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh cúm A(H7N9) WHO đưa ra một số khuyến cáo như sau:

        1.Không nên đi đến khu vực giết mổ gia cầm;

        2.Tránh xa các trại nuôi gia cầm hoặc tránh tiếp xúc với gia cầm sống tại các chợ bán gia cầm;

        3.Không nên tiếp xúc với với các vật dụng bị ô nhiễm bởi phân gia cầm hoặc vật nuôi;

        4.Thường xuyên rửa tay với xà phòng;

        5.Luôn tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hành vệ sinh cá nhân tốt;

Đối với người có biểu hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ khu vực đang có dịch bệnh cúm cần nghĩ tới do cúm A (H7N9) và được khám, chẩn đoán để xác định.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

 
  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...