Giải quyết tình trạng rác thải sinh hoạt tại Thái Bình

Thứ 6, 16/12/2016 | 16:21:29
1,784 lượt xem

Rác thải nói chung, rác thải sinh hoạt nông thôn không còn là câu chuyện nhỏ. Mà trở thành vấn nạn, đe dọa tới môi trường và sức khỏe con người. Chẳng mấy chốc, con người sẽ bị ngập trong rác nếu vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn không được xã hội quan tâm đúng mức. Thái Bình đang quyết liệt vào cuộc tìm giải pháp giải quyết tình trạng rác thải hiện nay.

Rác thải ngày càng nhiều hơn.

 Cùng với quá trình đô thị hóa, thì lượng rác thải ngày càng nhiều. Đã rất xa rồi cái thời các bà, các mẹ đi chợ sử dụng cái làn nhựa, hay những tàu lá để gói miếng thịt, con tôm, con cá. Thay vào đó, người dân chuyên dùng túi ni lon cho tiện, cho gọn. Đó cũng là vấn đề của rác thải. Tại các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, không khó để chúng ta bắt gặp những bãi rác lộ thiên ngay cạnh đường, ngập ngụa, hôi thối, đủ các thể loại...

Nhiều bãi rác tự mọc ngay gần khu dân cư.

 Trung bình mỗi ngày, một người dân ở khu vực nông thôn xả ra từ 0,3 - 0,5 kg rác. Với gần 1,9 triệu dân của Thái Bình, trong đó, khoảng 80 % ở khu vực nông thôn thì mỗi ngày cũng có vài trăm tấn rác thải ra môi trường. Nếu không được xử lý đúng quy trình sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người. 

Vì là rác thải, nên sẽ là nơi trú ngụ của những ký sinh trùng gây bệnh như giun sán, chuột,... Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải.

Xử lý đốt rác sinh hoạt tại khu dân cư.

Như vậy, chúng ta đã thấy khá rõ nguy cơ của rác thải ảnh hưởng đến đời sống của con người. Để giải bài toán này, Thái Bình đang triển khai rất quyết liệt việc xử lý rác thải bằng công nghệ lò đốt.

Tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ rất cụ thể để xây dựng các lò đốt rác. Cụ thể như mỗi xã được hỗ trợ 500 triệu đồng để đầu tư xây dựng lò đốt rác, hỗ trợ 15.000 đồng một người một năm cho xử lý rác thải và hỗ trợ 10.000 đồng cho một người một năm cho công tác thu gom. Chính vì vậy, nhiều địa phương đã giải bài toán ô nhiễm môi trường nông thôn, đảm bảo một trong những tiêu chí quan trọng xây dựng nông thôn mới.

Mô hình lò đốt rác được coi là hình thức xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay tại Thái Bình.

Từ chủ trương hỗ trợ các xã xử rác thải bằng công nghệ lò đốt, Thái Bình hiện đã xây dựng được 50 lò đốt rác với quy mô công suất phổ biến từ 350 -700 kg rác thải trên một giờ đốt. Ông Đỗ Khắc Bằng - Chủ tịch UBND xã Thái Thượng ( huyện Thái Thụy) cho biết:

Trước kia, để có được một lò đốt rác, chi phí đầu tư vài tỷ đồng. Tốn kém nhưng hiệu quả thấp. Nhiều xã đã thực hiện xây dựng lò đốt rác liên xã để tiết kiệm chi phí. Đây cũng chính là mô hình mà Thái Bình đang chú trọng hướng tới. Đặc biệt, tại cuộc họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo rất cụ thể vấn đề này:

Như vậy, chúng ta đã thấy rất rõ quyết tâm của Thái Bình trong việc làm sạch môi trường nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay, việc xây dựng các lò đốt rác liên xã không hẳn thuận buồm xuôi gió bởi khó khăn trong việc quy hoach vị trí lò đốt rác?

Mô hình lò đốt rác liên xã triển khai còn gặp nhiều khó khăn.

Thực tệ chứng minh, không xã nào muốn đưa bãi rác về địa phương mình, không khu dân cư nào muốn có một bãi rác gần khu mình ở, nên một số mô hình lò đốt liên xã rất khó thực hiện. Xã này muốn đùn đẩy sang xã khác. Tuy nhiên, một số nơi đã thực hiện khá tốt mô hình này tại một số xã ở các huyện Thái Thụy  và Tiền Hải.

Lò đốt rác liên xã Tây Lương và Tây An (huyện Tiền Hải) được Công ty Thương mại Việt Hàn Mỹ đầu tư xây dựng  đã đi vào hoạt động gần 2 năm nay với công suất 500 tạ rác một giờ đốt. Vị trí bãi rác cũng được xây dựng cách xa khu dân cư. Rác tập kết đến đâu, được phân loại và xử lý triệt để đến đó.

Ông Nguyễn Văn Ngát (công nhân lò đốt rác xã Tây Lương, huyện Tiền Hải) cho biết: "Từ khi có lò đốt rác đi vào hoạt động, môi trường sạch sẽ hơn rất nhiều. Rác thải được tập trung, phân loại, đốt sạch không bị ùn tắc rác”.

Người dân làm vệ sinh môi trường.

Huyện Tiền Hải hiện có 12 lò đốt rác, trong đó, 9 lò xây dựng liên xã, đã góp phần xử lý khoảng 60% rác thải nông thôn. Để hoàn thành mục tiêu 100% số xã sẽ được xử lý rác bằng công nghệ lò đốt vào năm 2020, theo mô hình liên xã, đạt quy chuẩn 61 vừa được Bộ TN&MT ban hành, huyện đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch bãi rác.

Ông Đoàn Trường Sơn - Trưởng phòng TN&MT huyện Tiền Hải nói về cách xử lý rác thải tại huyện như sau: “Chúng tôi làm tốt công tác tuyên truyền tới cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân. Sau các đợt tuyên truyền, nhận thức của người dân về việc ô nhiễm môi trường đã được nâng lên, họ đã hiểu được ý nghĩa của lò đốt rác”. 

Với cách làm như hiện nay, cùng với sự vào cuộc của các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này nếu như các địa phương vào cuộc cùng sự ủng hộ của người dân thì việc xuất hiện những bãi rác lộ  thiên không đúng quy định sẽ không còn. Từ đó, môi trường xung quanh trong sạch hơn. Mọi người sẽ không còn nỗi lo sống chung với rác.

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...