Téc nước trên cao - Hiểm họa dưới thấp

Thứ 4, 02/11/2016 | 15:37:06
945 lượt xem

Téc nước hiện nay là vật dụng rất quen thuộc với các gia đình từ thành thị đến nông thôn bởi công dụng tiện lợi về nhiều mặt. Song nếu thiếu am hiểu về kỹ thuật cũng như không tuân thủ quy định lắp đặt của nhà sản xuất thì từ một sản phẩm hiện đại, vô hình chung, téc nước lại trở thành mối nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nhiều téc nước được lắp đặt khá chênh vênh.

Hiện nay, tại các vùng dân cư  có đủ loại téc nước với kích cỡ khác nhau, đặt chênh vênh trên các nóc nhà. Lắp đặt càng cao, áp lực nước càng mạnh nhưng chính ở vị trí “đắc địa” ấy, téc nước lại trở thành hiểm hoạ khó lường.

Ông Trần Xuân Mùi (thôn Đông Tiên, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư) cho rằng: “Vùng Thái Bình bão gió thường xuyên xảy ra, những gia đình lắp đặt téc nước ở trên cao đi qua rất sợ.”

 

Các hộ dân thường sử dụng téc nước để dự trữ nước và đặc biệt tại các khu đô thị thì việc dùng téc nước là gọn nhẹ nhất. Từ thực tế về việc sử dụng téc nước tại gia đình, anh Phạm Văn Tuấn (thôn Ô Mễ 2, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư) cho biết:Téc phải để ở chỗ cao thì nước mới khỏe. Cũng sợ téc nước rơi nhưng giờ biết lắp chỗ nào”.

Téc nước càng lớn trọng lượng càng cao.

Một téc nước có dung tích 1.000 lít (tương đương với trọng lượng 1 tấn). Téc nước càng lớn, trọng lượng càng nặng. Nhưng hầu hết các gia đình chỉ lắp đặt khá chênh vênh và có chân đỡ khá đơn giản. Thời gian và tác động của mưa, nắng, các mối hàn, chân đế dần bị oxi hoá. Thêm vào đó, quá trình sử dụng, gia chủ không kiểm tra, bảo dưỡng. Lượng nước trong téc lúc đầy, khi vơi gặp gió mạnh rất dễ rơi xuống đất.

Chị Nguyễn Thị Nền (thôn Hữu Lộc, xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư) chia sẻ: “Téc nước có van tự động, nước hết lại đầy nên chẳng cần kiểm tra. Téc mua về thợ lắp thế nào thì mình dùng thế vậy cũng không biết có an toàn hay không.”

Téc nước được lắp đặt khá sơ sài.

Trên địa bàn huyện Vũ Thư hiện chưa có vụ tai nạn nghiêm trọng nào liên quan đến téc nước. Nhưng bão số 1 vừa qua, téc nước của nhiều hộ gia đình đã bị gió quật đổ, rơi vào đêm tối không có người đi lại nên may mắn không có thương vong. Chuyện téc nước rơi được ông Trần Công Lý - thôn Ngọc Tiên, xã Vũ Tiến kể lại: “Đang đêm rầm một cái cả nhà hốt hoảng bật dậy. Téc đã rơi do lắp đặt chưa đúng kỹ thuật, bảo quản chưa tốt.”

Téc nước được đặt tại nóc nhà ở các khu dân cư trở thành phổ biến.

Tiện dụng, giá tiền phù hợp, téc nước bằng Inox hoặc vật liệu Composit đang được sử dụng phổ biến trong các gia đình. Tuy nhiên, quá trình thi công gia chủ thiếu chuyên môn kỹ thuật, việc lắp đặt phó mặc cho thợ, không tránh khỏi tình trạng làm ẩu.

Để lắp đặt téc nước an toàn, ông Vũ Cao Thạch – Phó Trưởng phòng Công thương huyện Vũ Thư khuyến cáo: “ Để lắp đặt téc nước an toàn, các gia đình phải tuân thủ quy định của nhà sản xuất. Không đặt téc ở sát mép gần lối đi, nơi có cửa ra vào. Thường xuyên kiểm tra định kỳ, thay mới, sửa chữa kịp thời nếu thấy chân đế, hệ thống cáp nước hư hỏng.”

Một téc nước dung tích 1.000 lít cả công lắp đặt chỉ mất khoảng 3 triệu đồng. Thế nhưng, khi xảy ra tai nạn số tiền để giải quyết hậu quả chắc chắn phải lớn hơn gấp nhiều lần. Và thiệt hại không tính đếm được là tính mạng con người 

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...