Ẩn họa từ sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp

Thứ 2, 18/07/2016 | 16:46:14
1,715 lượt xem

Hiện nay, không ít nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh thay vì làm đất theo phương pháp thủ công thì đã chuyển sang sử dụng thuốc diệt cỏ trong sản xuất nông nghiệp. Việc lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật nói chung và thuốc trừ cỏ nói riêng đang tác động xấu đến con người, môi trường sống cũng như nguồn tài nguyên đất và nước.

Nông dân xã Quỳnh Trang, huyện Quỳnh Phụ đang phun thuốc diệt cỏ trên đồng.

Trên những bờ ruộng ở cánh đồng xã Quỳnh Trang và ven hai bên đường ĐT 396B thuộc huyện Quỳnh Phụ, từng đám cỏ bị người dân phun thuốc diệt cỏ giờ đã ngả màu vàng, cỏ chết chồng lên nhau thành từng lớp. Do bước vào vụ lúa mới, nhiều nông dân ở đây không bám đồng ruộng để làm cỏ theo phương thức truyền thống mà họ đã chọn cách mua thuốc diệt cỏ hòa với nước và muối để phun, chỉ vài ngày sau cỏ sẽ chết. Cách làm này vừa tiết kiệm được công làm cỏ mà vừa diệt cỏ được tận gốc. Trao đổi với chúng tôi, một người nông dân xã Quỳnh Trang, vừa pha thuốc vào bình vừa nói: “Thuốc diệt cỏ bây giời dễ mua, dễ sử dụng mà hiệu quả cao. Bình quân mỗi nhà thì chỉ mất khoảng khoảng chín, mười nghìn một lọ, cũng có nhà khoảng vài chục nghìn là không phải mất công làm cỏ gì cả. Vừa nhàn, vừa nhanh mà lại tiện lợi”.

Nông dân hiện nay không làm cỏ theo phương thức truyền thống mà họ chọn cách mua thuốc diệt cỏ hòa với nước và muối để phun. 

Với chỉ vài chục nghìn đồng thôi là người nông dân đã có thể diệt được toàn bộ cỏ hại trong phạm vi ruộng nhà mình. Nhưng khi được hỏi, có sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, môi trường sống cũng như nguồn tài nguyên đất không thì họ lại thản nhiên trả lời: “À cái đó thì diệt cỏ nó có ảnh hưởng gì đến, ảnh hưởng đến tài nguyên đất thì bây giờ không trừ đi, cỏ nó um tùm, cấy lúa chuột bọ nó xơi, nên cứ phải phun thôi chứ chả biết thế nào được, thấy họ phun thì phun thôi!”.

Một nhà phun được thì nhiều nhà cũng phun được và bao nhiêu những cánh đồng mà cỏ đang chết do bị phun thuốc hóa học của huyện Quỳnh Phụ là bấy nhiêu diện tích đất đã bị chất độc hóa học thẩm thấu vào.

Chỉ với vài chục nghìn đồng, người nông dân đã có thể diệt được toàn bộ cỏ hại trong phạm vi ruộng nhà mình.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2000 đến nay, mỗi năm nước ta sử dụng tới khoảng 35.000 đến hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, kéo theo lượng bao bì, vỏ đựng khổng lồ, đa phần là những loại vật liệu không tự phân hủy, gây hại đến môi trường xung quanh.

Chỉ sau vài ngày những đám cỏ bị phun thuốc  đã ngả vàng và dần chết khô.

Việc nghiên cứu, sản xuất thuốc trừ cỏ là tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp cho rằng, muốn làm nông nghiệp hiện đại không thể không dùng thuốc trừ cỏ. Còn nếu dùng thuốc thì cũng phải sử dụng để thu lợi nhuận về mặt kinh tế thì nên sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách). Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc trừ cỏ quá nhiều sẽ gây ra những hệ lụy khó lường cho môi trường sống.

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...