Câu chuyện phá vỡ hợp đồng bao tiêu nông sản

Thứ 4, 06/07/2016 | 17:16:03
2,386 lượt xem

Trong sản xuất lúa hàng hóa, việc thực hiện mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân đang ngày một rõ nét hơn. Nó được thể hiện chính ở vấn đề thực hiện các hợp đồng bao tiêu, giúp người dân ổn định hơn đối với đầu ra của nông sản. Tuy nhiên, không phải lúc nào, mối liên kết này cũng chặt chẽ, thực hiện đúng theo hợp đồng. Vậy có hay không chuyện phá vỡ hợp đồng bao tiêu nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp.

Ký kết bao tiêu sản phẩm giữa nông dân với doanh nghiệp giúp việc đưa cơ giới xuống đồng ruộng thuận lợi hơn, người dân được giải phóng sức lao động.

Trong bài “Tìm đầu ra cho nông sản”, Thaibinhtv.vn đã phản ánh toàn cảnh về vấn đề thực hiện ký kết bao tiêu nông sản ở Thái Bình hiện nay. Bàn tiếp về vấn đề này, thì một thực trạng vẫn đang tồn tại: Đó là trên những cánh đồng mẫu, dù đã có được những hợp đồng ký kết nhưng vẫn còn mang tính lỏng lẻo, thiếu bền vững. Chính vì vậy, đâu đó, vẫn xảy ra tình trạng nông dân và doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Kho thu mua nông sản của Công ty TNHH Hưng Cúc.

Có một thực tế, tại Thái Bình, những doanh nghiệp, Công ty chế biến lương thực chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Với những cái tên đã trở lên quen thuộc với nông dân các địa phương như Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình, Công ty TNHH Hưng Cúc, Công ty TNHH Liên Hạnh, Công ty chế biến Thuận Khang.... Mặc dù, Thái Bình được ví như vựa lúa của khu vực Đồng bằng sông Hồng, tuy nhiên, các công ty chế biến lương thực trên mới chỉ thu mua đáp ứng được nhu cầu chế biến khoảng 20% so với công suất thiết kế của các nhà máy.

Phân tích về vấn đề phá vỡ hợp đồng bao tiêu nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp, ông Đặng Xuân Trường –Trưởng phòng Hành chính Công ty TNHH Hưng Cúc nhận định: “ Nguyên nhân, tôi cho rằng có hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, hợp đồng giữa công ty và người nông dân thông qua các HTX dịch vụ có các hộ dân tham gia sản xuất là rất lớn, có hàng trăm có khi hàng nghìn hộ dân, như vậy, việc thực hiện hợp đồng sẽ gặp được những cái khó khăn. Thứ hai, trong quá trình công ty triển khai thu mua thì một số tư thương người ta căn cứ vào giá của công ty đưa ra, họ sẵn sàng nâng giá lên để cạnh tranh với công ty”.


Chế biến gạo xuất khẩu.

Trong số ít nguồn nguyên liệu đã ký kết thu mua thì ngay việc thực hiện hợp đồng cũng khá lỏng lẻo. Nói là hợp đồng ký kết, nhưng khi thực hiện lại là cả một vấn đề. Vì doanh nghiệp cũng chỉ biết thông qua các HTX Dịch vụ nông nghiệp để triển khai, tức là giữa nông dân và doanh nghiệp, hai chủ thể chính trong hợp đồng chưa có bất cứ sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý nào trong hợp đồng đó, nếu không thực hiện đúng cam kết. Vì vậy, câu chuyện phá vỡ hợp đồng là điều vẫn thường diễn ra.

Ông Hoàng Công Kỷ - Xã An Tràng, huyện Quỳnh Phụ cho biết: “ Vẫn bán ra ngoài, cái đấy là do công ty không thu mua, năm đầu nhân dân nắm bắt kỹ thuật chưa rõ, bà con phải bán ra ngoài, đầu ra khó khăn”.

Thu mua nông sản.

Nguyên nhân chủ yếu của việc phá vỡ hợp đồng, thường là từ phía người dân. Bởi khi đến vụ thu hoạch, vẫn còn nặng tâm lý găm hàng chờ giá, hoặc thấy giá bán ngoài thị trường cao hơn trong 1 thời điểm nhất định thì ngay lập tức có thể bỏ doanh nghiệp để chạy theo tư thương hoặc bán ra thị trường .

Câu chuyện phá vỡ hợp đồng bao tiêu nông sản vẫn đang diễn ra. Xét một cách tổng thể với trên 80.000 ha lúa mỗi vụ của tỉnh, mà cũng chỉ có khoảng trên 7.000 ha được ký kết hợp đồng bao tiêu thì còn quá ít. Thêm vào đó, khi đã ký kết, nhưng lại thiếu tính bền vững, lỏng lẻo trong hợp đồng, khiến cho mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thật bền vững.

Mặc dù nông dân một số địa phương trong tỉnh đang quen dần với sản xuất lúa hàng hóa thông qua thực hiện các hợp đồng cam kết. Tuy nhiên, để mối liên kết này bền vững hơn, thì mấu chốt vấn đề là gì. Làm thế nào để giữ hợp đồng bao tiêu nông sản giữa doanh nghiệp với nông dân.

 

Ông Nguyễn Xuân Oánh - Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương: “ Trong hợp đồng phải có sự chia sẻ, minh bạch rõ ràng để người nông dân tin tưởng, thực hiện hợp đồng ấy”.

 

 

Ông Trần Mạnh Báo - Tổng Giám đốc Công ty Giống cây trồng Thái Bình:Vấn đề quan trọng là ý thức của doanh nghiệp quan trọng nhất, cái thứ hai là doanh nghiệp phải đồng hành của người nông dân ,để nông dân tuân thủ quy trình sản xuất để không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm dẫn đến phá vỡ hợp đồng.”

Ông Trịnh Khắc Quang - Quyền Giám đốc Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam: “Trên cơ sở phải tôn trọng hợp đồng, có một cái để bà con nông dân gắn kết với doanh nghiệp rất nhiều là đầu tư giống, đầu tư cơ về vật tư sản xuất và một việc rất quan trọng là cử cán bộ kỹ thuật về giúp nông dân thực hiện quy trình canh tác đúng kỹ thuật. Tôi nghĩ rằng: nếu doanh nghiệp làm được những việc như vậy, bà con nông dân sẽ sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác sản xuất cung ứng, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Như vậy, cả hai bên đều có lợi”.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh : “Ngành nông nghiệp Thái Bình đang tiếp tục nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu để làm sao tạo được lợi ích giữa doanh nghiệp với người nông dân và kể cả những người quản lý như HTX, tổ hợp tác cũng như khâu trung gian liên kết giữa sản xuất với thị trường”.

 

Đó là những ý kiến cũng như kinh nghiệm của các nhà quản lý, các doanh nghiệp để việc thực hiện các hợp đồng bao tiêu nông sản có thể bền vững, không mang tính lỏng lẻo, hay có nguy cơ bị phá vỡ hợp đồng như hiện nay. Hy vọng, người nông dân khi tham gia các hợp đồng sẽ được thêm nhiều lợi ích, cùng góp phần thúc đẩy mạnh hơn nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong tỉnh.

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...