Tình trạng đốt rơm, rạ sau khi thu hoạch lúa xuân

Thứ 4, 22/06/2016 | 11:06:57
2,630 lượt xem

Sau thu hoạch lúa xuân, tại một số địa phương của tỉnh Thái Bình người dân đã xử lý rơm, rạ bằng cách đốt ngay tại ruộng, gây nên tình trạng khói mù bao phủ, ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe của con người.

Đốt rơm rạ sau thu hoạch tại cánh đồng .

Hiện nay, do yêu cầu cấp bách về thời vụ chuyển từ xuân sang làm mùa, nông dân thường áp dụng biện pháp đốt rơm rạ, còn gặt máy thì đốt rơm. Cách đốt rơm rạ cũng rất đa dạng: Có nhà thì đốt ba, bốn đống ngay trên mặt ruộng; có nhà thì gom thành một hàng dài cạnh bờ và đốt. Khói, bụi của rơm rạ cùng với gió gây nên tình trạng bụi mù bao phủ cả một cánh đồng, lan vào các khu dân cư, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Gặp ông Nguyễn Ngọc An, (thôn Nam Quán, xã Đông Các, huyện Đông Hưng) đang dọn rơm để đốt, ông cho biết: “Cái rạ cái rơm này mà để thì không cày bừa được, thế nên chúng tôi phải đốt đi, năm hai vụ là đốt, các anh thấy đấy, đốt nhà nào nhanh thì khoảng một tiếng là hết, còn ảnh hưởng cái gì thì chúng tôi không biết.”

Đốt rơm rạ trên cánh đồng thôn Nam Quán, xã Đông Các, huyện Đông Hưng vào chiều ngày 20-6.

Tuy nhiên, những hệ lụy do đốt rơm, rạ mà người xung quanh phải gánh chịu là không hề nhỏ. Trong những ngày vừa qua, gần như toàn thành phố chìm trong lớp khói mù, kèm theo hơi nóng phả ra từ các công trình xây dựng, xe cộ, càng khiến cho không khí trở nên ngột ngạt hơn. Phụ nữ, trẻ em ra đường đều phải tự trang bị thêm cho mình áo chống nắng, kính và khẩu trang; còn những người lớn tuổi dù có muốn đi tập thể dục để nâng cao sức khỏe thì cũng phải đợi lúc nào không khí thoáng mát hơn mới dám ra ngoài.  Ông Phạm Văn Ngọc, xã Đông Hòa, thành phố Thái Bình cho biết: “Đốt rơm rạ ảnh hưởng đến sức khoẻ của toàn dân, trong đó có trẻ nhiều hơn và người già, mà bây giờ trời nóng thì toàn ở trong nhà đóng cửa, ra ngoài mở cửa thì khói khó thở lắm, ô nhiễm không khí môi trường.”

Đốt rơm rạ nhiều lần sẽ làm cho đất biến chất.

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp Thái Bình: Việc đốt rơm rạ nhiều lần sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng, khô cằn. Bên cạnh đó, đốt rơm, rạ sẽ tiêu diệt các loại côn trùng có ích, làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa, gây phát sâu bệnh trên đồng ruộng. Nghiêm trọng hơn khi nhiều người dân còn đốt rơm, rạ ven đường giao thông làm ảnh hưởng đến tầm nhìn dễ gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...