Kinh nghiệm bảo vệ môi trường nông thôn ở một số địa phương

Thứ 3, 31/05/2016 | 08:13:29
2,120 lượt xem

Ô nhiễm môi trường nông thôn là bài toán khó nhưng không phải là không có lời giải. Trên địa bàn tỉnh Thái Bình vẫn có nhiều địa phương đang làm rất tốt công tác này. Sau đây là những điển hình như vậy.

Trạm xử lý nước thải làng nghề tại xã Tân Hòa, huyện Hưng Hà.

Xã Tân Hòa (huyện Hưng Hà) vốn nổi tiếng với sản phẩm bánh đa làng Me. Cùng với khối lượng lớn sản phẩm mỗi ngày, lượng nước thải từ làng nghề cũng không hề nhỏ. Năm 2014, Tân Hòa đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải làng nghề từ công trình nghiên cứu của Trường Ðại học Bách khoa Hà Nội, tổng kinh phí vào khoảng trên 4 tỷ đồng.

Ông Phạm Đình Mượn, người dân thôn Me, xã Tân Hòa cho biết: “ Trước không có hệ thống này, toàn bộ nước thải là người dân thải ra ao cho nên làm môi trường bị ô nhiễm rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Có hệ thống này rồi đời sống địa phương phát triển mạnh. Nhất là sức khỏe, vệ sinh môi trường ở nông thôn được đảm bảo.

ý thức người dân trong bảo vệ môi trường tại xã Tân Hòa.

Sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương và sự nâng cao về ý thức của người dân là kinh nghiệm không của riêng Tân Hòa trong giải quyết các vấn đề về môi trường. Con đường đi qua nhà văn hóa thôn An Quý (xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ) trước kia từng là nơi tập trung rác thải tự phát của một số hộ dân. Nhưng từ khi An Khê thành lập tổ thu gom rác thải đến nay, tình trạng này đã không còn. Không giống như những địa phương khác, mỗi thôn có 1 tổ vệ sinh môi trường thì An Khê chỉ thành lập duy nhất 1 tổ với 4 thành viên. Nhờ thế, với mức đóng góp của người dân chỉ 2.000 đồng/khẩu/tháng đủ để hỗ trợ hoạt động của tổ thu gom. Các thành viên trong tổ còn được hỗ trợ đóng BHYT hàng năm – Đây là điều mà chưa địa phương nào ở huyện Quỳnh Phụ và có lẽ cũng rất ít địa phương trong tỉnh làm được.

Đội thu gom rác tại xã An Khê.

Những thay đổi trong môi trường ở An Khê là kết quả từ sự nâng cao về ý thức của mỗi người dân. Họ không chỉ đóng góp về kinh phí, mà còn tích cực chung tay tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. Ông Vũ Đình Chúng (ở thôn An Quý, xã An Khê) chia sẻ về sự thay đổi trong nhận thức của người dân như thế này:Người dân chấp hành nội quy bảo vệ môi trường đường làng, ngõ xóm . Gia đình chấp hành sạch nhà, sạch cửa, sạch bếp cống rãnh, đường làng ruộng nương là bà con không vứt vỏ thuốc sâu rồi các thứ ra ruộng ra đường, mọi người cũng có trách nhiệm.”

 Hiện nay, bảo vệ môi trường có tính chất động đồng, quan trọng nhất là nhận thức của người dân. Để có sự chuyển biến tích cực đó, nhìn chung là từ ban đầu đến bây giờ phải vận động tuyên truyền nhiều thì mới ra được”- ông Nguyễn Duy Mong - Bí thư Chi bộ thôn Lộng Khê 5 chia sẻ.

Có thể thấy, xử lý rác thải nông thôn không phải là câu chuyện một sớm, một chiều. Từ kinh nghiệm của An Khê và Tân Hòa đã cho thấy: Ở đâu có sự vào cuộc tích cực của người dân và sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương thì ở đó những vấn đề khó đến mấy cũng sẽ được hoàn thành. Chính vì vậy, vấn đề rác thải nông thôn cũng đang rất cần đến sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý trong việc chỉ đạo thu gom, xử lý rác thải, đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường nông thôn và cho người dân.

  • Từ khóa
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV

Chiều ngày 24/4, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...