Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông sản

Thứ 7, 28/05/2016 | 16:34:04
1,484 lượt xem

Hiện nay an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và chất lượng giống nòi. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày một tăng cao thì vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Rau, thịt được xem là nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Thời gian gần đây, những vụ việc về thực phẩm không an toàn bị phanh phui trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mặt tích cực là nó đã vạch trần tội ác của những người không có lương tâm, vì lợi nhuận mà gieo rắc mối nguy hại cho sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng lại hoang mang, lo ngại bởi vì, bằng mắt thường thì họ không dễ gì phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn? đâu là thực phẩm bẩn?.

Trong sạp hàng rau quả này , người tiêu dùng không biết đâu là thực phẩm an toàn? đâu là thực phẩm bẩn?.

Tại chợ Đề Thám (thành phố Thái Bình), những mặt hàng rau, củ, quả được bày bán vô cùng đa dạng. Về mặt cảm quan, người ta chỉ thấy nó tươi ngon, màu sắc bắt mắt. Người mua cũng chỉ biết nhìn xanh ngon thì mua thôi, chứ cũng ko biết có an toàn hay không! Một khách hàng tại chợ Đề Thám chia sẻ: Chúng tôi mua thì cứ mua thôi, tin tưởng người bán là chính chứ làm sao biết được nguồn gốc nó ở đâu, rau có sạch không, có phun thuốc hay không ... chúng tôi không kiểm tra được. Chỉ trông chờ vào lương tâm người trồng và người bán thôi.

Ngay với những tiểu thương buôn bán tại chợ, khi được hỏi về nguồn gốc của những rau, củ, quả mà họ đang bán thì câu trả lời cũng đều rất chung chung là: rau này họ bảo ở Đà Lạt, chúng tôi lấy từ ô tô, họ bảo sạch nhưng cũng chả biết có sạch không!.

Các bà nội trợ luôn phải đắn đo lựa chọn rau ăn mỗi ngày.  

Người bán thì không biết sản phẩm mình bán có nguồn gốc từ đâu, còn người mua chấp nhận thực tế “ăn cũng chết mà không ăn cũng chết”, phó mặc số phận cho lương tâm người trồng trọt, chăn nuôi. Trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ rau, củ, quả không an toàn thì niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nội địa ngày càng bị bào mòn. Người  tiêu dùng thì hoang mang, mất lòng tin vào người trồng, còn người trồng thì làm ra không biết bán cho ai ....

Chúng tôi đã có mặt tại cánh đồng rau màu xã Vũ Phúc (thành phố Thái Bình) và ghi nhận một số ý kiến của người dân nơi đây. Xã Vũ Phúc có diện tích đất nông nghiệp trên 402 ha, trong đó có gần 43 ha đất trồng rau màu. Người nông dân ở đây trồng chủ yếu các giống rau có thời gian sinh trưởng ngắn, quay vòng từ 5 – 6 vụ/năm. Chính vì vậy, để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, thì thứ mà họ sử dụng không phải là phân tươi hay thuốc kích thích ... mà họ chủ yếu dùng phân gà ủ hoai mục, sau đó tiến hành bón lót để tăng cường độ màu mỡ cho đất. Khi phóng viên chúng tôi  hỏi về vấn đề có phun thuốc trừ sâu cho rau màu hay không, một người nông dân trồng rau ở Vũ Phúc khẳng định  là “có phun, không thể nói trồng rau mà không phun được vì không phun thì không có rau ăn... nhưng khi phun xong thì 3-10 ngày sau người nông dân mới thu hoạch, lúc đó thuốc sinh học đã bay hết hoặc đã bị nước mưa rửa trôi”.

Ruộng dưa lê mới trồng tại Vũ Phúc.

 Theo tìm hiểu của chúng tôi, đối với các loại rau màu trồng theo thời vụ, nếu xảy ra sâu bệnh thì người dân sẽ tiến hành phun thuốc sinh học theo sự hướng dẫn của hợp tác xã, thông thường là phun khi cây còn nhỏ chưa đến kỳ thu hoạch. Đối với các loại quả như: dưa lê, dưa chuột thì người nông dân tuyệt đối không phun khi đã đậu quả.

Một nông dân trồng dưa tại xã Vũ Phúc chia sẻ: “đối với dưa lê, sau khi bón lót, nông dân sẽ tiến hành trải màng phủ nilon lên các luống dưa để hạn chế sâu bệnh và cỏ dại trong quá trình cây dưa sinh trưởng. Màng phủ đã khoét sẵn các lỗ đường kính từ 10 – 12 cm, tương đương với khoảng cách trồng dưa, như vậy quả dưa sẽ không nằm trên đất mà nằm trên các tấm nilon. Trong quá trình sinh trưởng, nếu xảy ra sâu bệnh trên diện rộng thì người trồng sẽ tiến hành phun thuốc sinh học theo sự hướng dẫn của hợp tác xã và chỉ phun khi mới đậu quả, tuyệt đối không phun khi quả dưa đã to bằng nắm tay bởi như thế dưa sẽ dễ bị nứt, bị thối”.

Bón phân cho cây dưa lê.

Trên địa bàn Thái Bình hiện nay, người nông dân đã biết áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật như: làm khung, che vòm để hạn chế sâu bệnh, đào giếng ngay tại ruộng để chủ động nguồn nước tưới, mua phân từ các trang trại chăn nuôi sau đó tiến hành ủ hoai mục rồi mới đem bón cho cây trồng, hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV. Công tác tập huấn, tuyên truyền của hợp tác xã tác động tích cực lên ý thức của người dân, giúp họ nhận thức rõ ràng về việc sản xuất thực phẩm an toàn không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, mà còn đảm bảo phát triển kinh tế bền vững cho chính nhà nông.

Khi trò chuyện với một số nông dân tại xã Vũ Phúc họ đều khẳng định “chúng tôi trồng trọt chăn nuôi với cái tâm, rau quả chúng tôi trồng ra chúng tôi ăn từ đồng ăn về, con cái gia đình chúng tôi cũng ăn. Thế nhưng, khi ra chợ bán thì người ta cứ sợ là có thuốc này, thuốc kia. Nông dân chúng tôi làm ra để cho người ta ăn, người ta ăn mà đau bụng thì sau này chúng tôi biết bán cho ai!”. 

Người nông dân Vũ Phúc thu hoạch rau gia vị.

Vấn đề an toàn thực phẩm, sản xuất nguồn thực phẩm an toàn hiện nay không chỉ giữ được cái tâm của người nông dân, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bền vững cho chính nhà nông. Hy vọng rằng mỗi người nông dân hãy sản xuất theo cái tâm, theo quy trình rồi mới vì kinh tế, lợi nhuận.

Hiện nay người tiêu dùng khó có thể  phân biệt đâu là thực phẩm an toàn và không an toàn . Để phòng tránh ngộ độc hữu hiệu, thì chúng ta cần lưu ý thực hiện tốt từ khâu chọn lựa, làm sạch đến chế biến. Sau đây là một số gợi ý của chúng tôi:

- Mùa nào thức nấy.

Đây là một nguyên tắc đơn giản mà các bà nội trợ nên ghi nhớ. Nông sản được trồng đúng thời vụ sẽ có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển, cây khỏe có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Rau trái không cần phun thuốc kích thích, thuốc trừ sâu vẫn có thể cho năng suất cao, hàm lượng dinh dưỡng cao, đảm bảo an toàn và giá thành hợp lý. Nên hạn chế tiêu dùng các loại rau củ quả trái mùa.

- Lựa chọn rau an toàn 

 Lựa chọn rau củ quả bên ngoài còn nguyên vẹn, lành lặn, không héo, úa, dập nát trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. 

- rửa rau đúng cách 

Trước khi sử dụng, rửa rau xanh có lá to dưới vòi nước sạch, chảy mạnh. Đối với các loại rau ăn sống, cần cẩn thận bóc tách  và rửa ít nhất 3 lần nước để rửa trôi trứng ký sinh trùng và hóa chất còn bám trên rau. Có thể dùng nước muối, pha thuốc tím hoặc các  sản phẩm rửa rau quả an toàn để  ngâm  từ 10 – 15 phút đối với các loại rau trồng trong ao, đầm.

 

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...