Xây dựng Tháp Thái Bình trong khu công viên sinh thái tại phường Hoàng Diệu kết nối với Quảng trường Thái Bình xây dựng Tượng đài “Bác Hồ với nông dân” tạo thành quần thể các công trình kiến trúc trong khu vực; tạo nên điểm nhấn mang tính biểu tượng của tỉnh, là điểm du lịch, thương mại, dịch vụ, văn hóa của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Tháp Thái Bình sử dụng kinh phí xã hội hóa để xây dựng, trong đó đối tượng huy động là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh, các doanh nhân và bà con quê hương Thái Bình đang học tập, lao động và công tác ở ngoài tỉnh, cán bộ công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân trong toàn tỉnh.
Nguyên tắc huy động là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp xây dựng công trình trên tinh thần tự nguyện.
I. THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
1. Tên dự án: Tháp Thái Bình
2. Hình thức đầu tư: Đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa (không sử dụng ngân sách nhà nước).
3. Địa điểm xây dựng: Phía cuối đường diễu hành nằm trong quy hoạch khu công viên sinh thái tại phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình
4. Thời gian triên khai thực hiện: 2017-2018
II. Mục tiêu của dự án Tháp Thái Bình
Cùng với các hạng mục công trình khác trong quần thể khu quảng trường tượng đài Bác Hồ với nông dân, trong khu công viên sinh thái của thành phố Thái Bình. Xây dựng Tháp Thái Bình để tạo điểm nhấn của thành phố Thaí Bình về kiến trúc cảnh quan, lịch sử, văn hóa, du lịch và dịch vụ .
III. Các yêu cầu về quy mô , công năng sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật khác
1. Yêu cầu về quy mô của dự án
- Xây dựng Tháp Thái Bình với quy mô dự kiến 25 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 13.000m2, tổng chiều cao công trình khoảng 121m tính từ cos ±0.0. Không gian diện tích đáp ứng nhu cầu sử dụng cụ thể như sau:
+ Diện tích xây dựng khối đế dự kiến: 40mx40m;
+ Diện tích các tầng thu hẹp dần lên đỉnh tháp ( tầng 25 kích thước là 10,8 x 10,8 m).
- Xây dựng phần đảo nhân tạo đặt công trình Tháp Thái Bình kích thước dự kiến 110m x 110m với kết cấu kè bê tông cốt thép;
- Xây dựng cầu nối vào đảo nhân tạo dự kiến rộng 21m, dài khoảng 80m bằng kết cấu bê tông cốt thép.
2. Yêu cầu chung về thiết kế công trình
a. Yêu cầu tổng quan về kiến trúc
- Biểu tượng cho đất vuông và trời tròn, biểu tượng cho 4 phương trời đất, biểu tượng cho vạn vật kết nối Đất và Trời.
- Các chi tiết kiến trúc phải kết hợp với kiến trúc truyền thống của các tháp ở Việt Nam.
- Công trình phải được thiết kế hài hòa với quy hoạch tổng thể, tạo mỹ quan, điểm nhấn cho thành phố Thái Bình.
- Sử dụng vật liệu xây dựng sẵn có hoặc dễ cung cấp nhưng đảm bảo công trình Vĩnh cửu.
b. Yêu cầu về công năng sử dụng:
- Bậc chịu lửa: Bậc I;
- Thời hạn sử dụng công trình: Trên 300 năm.
Tháp Thái Bình gồm 25 tầng, công năng các tầng như sau:
- Tầng 1-7 bố trí dịch vụ thương mại;
- Tầng 8-12 là không gian triển lãm;
- Tầng 13-19 dịch vụ văn hóa, du lịch;
- Tầng 20 tầng kỹ thuật;
- Tầng 21-22 tháp chuông thông tầng và không gian quan sát;
- Tầng 23-25 không gian văn hóa, du lịch.
3. Yêu cầu về kết cấu và hệ thống kỹ thuật
- Phương án kết cấu và kiến trúc đảm bảo an toàn, bền vững, áp dụng các công nghệ kết cấu tiên tiến hiện đại phù hợp với loại công trình dạng tháp;
- Chiếu sáng công trình gồm:
+ Phát sáng tỏa tia hình cầu ở tầng 25;
+ Chiếu sáng các mặt ngoài của thân tháp;
+ Chiếu sáng dọc thân tháp theo chủ đề trong năm (ngày lễ, tết…).
Thông tin về phương án thiết kế, xem chi tiết tại đây
Thaibinhtv.vn tóm tắt 3 phương án thiết kế kiến trúc của Tháp Thái Bình:
Mọi ý kiến đóng góp về xây dựng công trình Tháp Thái Bình gửi về:
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh (Số 02, ngõ 274, phố Trần Thánh Tông, phường Đề Thám, thành phố Thái Bình).
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...