Lễ hội truyền thống Thái Bình thường được tổ chức gắn liền với các di tích lịch sử - văn hoá và ở đó có nhiều trò chơi, thi tài, các hình thức diễn xướng văn nghệ dân gian độc đáo có nguồn gốc khác nhau như: trò múa ông Đùng bà Đà cổ xưa gắn liền với nghi lễ phồn thực sơ khai của một làng ven biển, một hội làng duy trì tục đánh Hổ (đánh Bệt hay múa Bệt) có nghi thức xa lạ đối với vùng duyên hải. Mỗi lễ hội lại mang một sắc thái văn hoá riêng. Lễ hội truyền thống tại Thái Bình thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu khi tiết trời dễ chịu, không gian lãng mạn.
1. Lễ hội mùa Thu chùa Keo
Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, thờ Quốc sư Dương Không Lộ vốn được dựng từ thời Lý, đến năm 1630 được xây dựng lại. Chùa Keo được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt về Kiến trúc nghệ thuật theo Quyết định số 1419/QĐ - TTg ngày 27/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Trải qua gần 400 năm, chùa Keo vẫn giữ được khá nguyên vẹn kiến trúc cổ và hiện được coi là 1 trong 3 ngôi chùa gỗ cổ đặc biệt trong số 10 kiến trúc cổ tiêu biểu của Việt Nam và là ngôi chùa cổ có quy mô kiến trúc gỗ lớn nhất toàn quốc. Chùa gồm 17 tòa, 128 gian. Toàn bộ các công trình đều được chạm khắc tinh sảo, đặc biệt là bộ cánh cửa tam ngoại được coi là tác phẩm điêu khắc gỗ độc nhất vô nhị. Gác chuông cao chất ngất 3 tầng với lối kiến trúc hào hoa, xưa nay vẫn được xem là một trong những biểu tượng của nền văn hóa, văn minh sông Hồng. Với ý nghĩa to lớn đó Chùa Keo được xếp đứng đầu trong 144 di tích văn hoá - lịch sử ở Thái Bình, và đựơc tỉnh rất chú trọng đầu tư giữ gìn và phát triển du lịch.
Hội truyền thống của Chùa Keo hàng năm mở 2 lần - “Xuân Thu nhị kỳ”. Hội vui xuân vào mùng 4 tháng Giêng và hội Thu vào 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch. Nếu như hội Xuân làng Keo vừa là hội lễ nông nghiệp, vừa là hội thi tài thì hội Thu ngoài tính chất là hội thi tài còn là hội lịch sử, hội văn nghệ. Nhiều lễ tiết trong hội Thu làng Keo mang tính tôn giáo lại đậm đà sắc thái của những sinh hoạt văn hoá dân gian Thái Bình (diễn xướng, thi cúng, thi thổi kèn, thi đánh trống, thi bơi trải…). Đây được coi là hội lớn nhất, nổi tiếng cả vùng, thu hút hàng vạn du khách từ khắp nơi đổ về:
2. Lễ hội làng Lại Trì (từ 11 - 13/9 âm lịch)
Đình, đền Lại Trì thuộc xóm 4, xã Vũ Tây, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Quốc gia theo quyết định số 1262/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2011. Đình thờ Đại pháp thiền sư Không Lộ, là người làng Giao Thuỷ, phủ Thanh Hà (tỉnh Nam Định).
Đình Lại Trì là một trong tứ linh từ của huyện Kiến Xương (các di tích khác gồm Đền Đồng Xâm - Xã Hồng Thái, Đền Vua Rộc - xã Vũ An, Đền Sóc Lang - xã Vũ Vinh).
Hội làng Lại Trì tổ chức từ ngày 11 - 13 /9 âm lịch. Song cửa đình mở đến hết ngày 20. Sáng ngày 21, các phe giáp trong làng sắm sửa lễ mặn rước ra đình tổ chức nam quan, nữ quan, sau đó, tổ chức lễ tạ khoá, đóng cửa đình, đem lộc thánh về chia cho nhân dân trong xã.
3. Hội Đền Côn Giang
Đền Côn Giang nằm cạnh ngã ba sông Côn (tên tục gọi là ngã ba Cun) trên địa phận thôn Thiên Quan, xã Thái Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Quách Hữu Nghiêm (cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI) quê ở Thiên Quan, là người có công đầu trong việc ngoại giao đi xứ Trung Quốc thời hậu Lê.
Hàng năm vào ngày mùng 7 – 9/9 âm lịch dân làng Thiên Quang và gần 10 làng lân cận cùng vào hội Đền Cun (Côn Giang) mở hội để tưởng nhớ ông. Từ sáng mùng 7, có cuộc rước Thánh về 12 đình, chùa, lăng miếu trong làng rồi rước về đền. Hoạt động hội rất phong phú với nhiều trò chơi dân gian truyền thống: đánh cờ, chọi gà, đánh vật, đánh gậy...
Ngoài ra còn nhiều lễ hội lớn như: Lễ hội đền Vô Hối ( xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy tổ chức 10-9), Hội đền Mộ Đạo ( Xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương tổ chức vào ngày 10-9), Hội chùa Hội Đồng (Tiến Đức, Hưng Hà tổ chức vào ngày 15-9), Hội đình Vũ Đông ( xã Vũ Đông, thành phố Thái Bình tổ chức vào ngày 20-9), hội Miếu Đông ( xã Bình Minh, huyện Kiến Xương tổ chức vào ngày 1-10)...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...