Sau thời gian dài trì hoãn, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/10 đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, theo đó Ankara trở thành quốc gia cuối cùng trong Nhóm các nước phát triển G20 phê chuẩn văn kiện có ý nghĩa quan trọng này.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu đã nhận được sự ủng hộ của 353/600 nghị sĩ Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tuyên bố sau đó, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đã phê chuẩn hiệp định Paris với tư cách là quốc gia đang phát triển và sẽ chỉ thực thi thỏa thuận nếu không gây tổn hại tới quyền phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Thổ Nhĩ Kỳ đã kí Hiệp định Paris từ năm 2016, song không phê chuẩn do bị xếp vào nhóm quốc gia công nghiệp phát triển theo Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đồng nghĩa Ankara sẽ có trách nhiệm cắt giảm khí phát thải lớn hơn.
Dự kiến vấn đề đưa Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi danh sách trên sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh COP 26 của Liên hợp quốc diễn ra ở Anh từ 31/10 tới 12/11. Nếu được thực hiện, Thổ Nhĩ Kỳ, với tư cách quốc gia đang phát triển, sẽ hưởng lợi từ những điều khoản đầu tư, bảo hiểm và chuyển giao công nghệ theo Hiệp định Paris.
Nguồn TTXVN
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...