Thương mại điện tử gia tăng nhanh chóng trong những năm qua, kéo theo đó là vấn nạn hàng giả, hàng nhái, khiến chính phủ và doanh nghiệp làm ăn chân chính của nhiều nước phải đau đầu. Điều đáng nói là hàng giả, hàng nhái không chỉ xuất hiện ở Việt Nam hay trên những snaf thương mại ít tên tuổi. Đây cũng là câu chuyện khó giải quyết ở cả những nước phát triển hay trên những sàn thương mại điện tử lớn.
Các sàn thương mại điện tử khổng lồ như Amazon, eBay hay Alibaba cũng xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng nhái. Tuy nhiên, cách họ xử lý những gian lận này như thế nào để bảo vệ người tiêu dùng? Hãy cùng tìm hiểu một số cách làm của các doanh nghiệp này.
Công ty của ông Khubani chuyên kinh doanh hàng gia dụng và đồ dùng thiết yếu trong gia đình.
Tuy nhiên, cùng với sự trỗi dậy của thương mại điện tử trong vài năm trở lại đây, vô vàn những tài khoản bán hàng online đã đe dọa tới doanh số bán hàng của công ty ông.
Ông Khubani – Giám đốc Công ty Telebrand: “Các tài khoản bán hàng nhái của chúng tôi quá nhiều, cứ gỡ được một tài khoản thì có vài tài khoản khác lại mọc lên, rất khó kiểm soát.”
Đây là cũng là khó khăn chung của rất nhiều doanh nghiệp chính thống và các sàn thương mại điện tử nhằm đối phó với hàng giả, hàng nhái. Những thương hiệu thời trang đình đám với giá bán hàng ngàn đến hàng chục ngàn USD cũng bị làm giả một cách tinh vi.
Để đối phó với tình trạng này, các sàn thương mại điện tử lớn đều có những phản ứng quyết liệt.
Ví dụ như, năm 2017, Alibaba thành lập một liên minh chống hàng giả sau khi xuất hiện một loạt các khiếu nại về tình trạng hàng giả có mặt trên sàn này.
Năm 2018, Amazon đã đầu tư 400 triệu USD vào chiến dịch chống hàng giả hàng nhái. 1 năm sau, năm 2019, Amazon triển khai Project Zero, cho phép các nhãn hiệu hàng thật được phép tự xóa sổ những sản phẩm nhái khỏi sàn.
Còn về phía các cơ quan chức năng, ngay tại cửa khẩu, hải quan Mỹ cũng được chính phủ nước này cấp phép mở rộng quyền tịch thu các mặt hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Ông Sen Chris Coon - Chính quyền bang Delaware, Mỹ: “Nếu như mua một chiếc đồng hồ Rolex ở trên mạng với giá 20.000 USD thì rõ ràng là hàng nhái, vì giá của nó quá chênh lệch so với hàng trong cửa hàng chính hãng. Nhưng không phải ai cũng biết điều đó. Và hàng nhái vẫn tràn lan trên mạng. Do đó, truy xuất nguồn gốc là rất quan trọng.”
Tuy nhiên, việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên các sàn quốc tế như Amazon hay Alibaba cần có sự phối hợp giữa cả giới chức và các công ty công nghệ nhằm truy dấu và loại bỏ triệt để những những tài khoản thoắt ẩn thoắt hiện trên mạng. Mặc dù thương mại điện tử tiện lợi hơn rất nhiều cho việc mua sắm, nhưng đồng thời cũng rút ngắn quãng đường để hàng giả, hàng nhái tiếp cận người mua. Ngoài những giải pháp quản lý đến từ các cơ quan chức năng thì người tiêu dùng cũng nên sáng suốt trong lựa chọn để có được sản phẩm ưng ý.
Nguồn TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...