Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển.
ĐBQH bấm nút thông qua luật Cảnh sát biển Việt Nam
Chiều 19-11, 96,29% ĐBQH tán thành thông qua luật Cảnh sát biển Việt Nam.
Luật quy định rõ vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam.
Cụ thể, cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.
Đồng thời bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.
Luật cũng quy định, cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển.
Cảnh sát biển là đơn vị nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
Cảnh sát biển Việt Nam còn có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển.
Cảnh sát biển là đơn vị đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển; tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển…
Có quyền bắt giữ tàu biển theo quy định
Về quyền hạn, luật quy định, cảnh sát biển Việt Nam có quyền tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý trong vùng biển Việt Nam theo quy định; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tiến hành một số hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự; truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển.
Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam có quyền bắt giữ tàu biển theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu biển và một số thẩm quyền khác...
Luật dành riêng điều 17 quy định rõ việc thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển.
Cụ thể, cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trong các trường hợp: vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển; không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam; thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đuổi…
Phạm vi, thẩm quyền và trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật Cảnh sát biển Việt Nam gồm 8 chương, 41 điều, có hiệu lực từ ngày 1/7/2019.
6 hành vi bị nghiêm cấm 1. Chống đối, cản trở hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam trong thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ. 2. Mua chuộc, hối lộ, hoặc ép buộc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam làm trái chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn. 3. Giả danh cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam; giả mạo tàu thuyền, phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam; làm giả, mua bán, sử dụng trái phép trang phục, con dấu, giấy tờ của Cảnh sát biển Việt Nam. 4. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác của cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam để vi phạm pháp luật; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 5. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam sách nhiễu, gây khó khăn đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp trên biển. 6. Hành vi khác vi phạm quy định của luật này. |
Theo: vietnamnet
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...