Căn cứ vào diễn biến kinh tế đến hết quý II năm 2017, Chính phủ chỉ đạo ngành Công thương chưa điều chỉnh tăng giá điện trong quý III, và nếu điều chỉnh vào quý IV thì cũng tăng ở mức thấp nhất để hỗ trợ tăng trưởng.
Giá điện đã không thay đổi trong hơn 2 năm qua. Lần tăng giá gần nhất là 7,5% từ 16/3/2015, tương ứng giá bán bình quân 1.622 đồng một kWh. Trong khi đó, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, EVN đang phải gánh hàng nghìn tỷ đồng chi phí đội lên do giá đầu vào tăng. Cụ thể, việc tăng giá bán than trong nước cho sản xuất điện và cập nhật thông số đầu vào gồm giá than nhập khẩu, giá dầu, khí, tỷ giá… so với kế hoạch đầu năm đã khiến tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm 7.230 tỷ đồng. Nhờ tiết kiệm một số chi phí, EVN đã giảm được 2.990 tỷ đồng, song tổng cộng con số vẫn đội lên hơn 4.200 tỷ đồng trong năm nay. Chính phủ đã yêu cầu EVN xây dựng giá điện mới theo nguyên tắc tính đủ, tính đúng chi phí trong giá thành, đảm bảo có lợi nhuận phù hợp, tạo dư địa thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là đảm bảo thu hút đầu tư năng lượng điện gió, mặt trời và kiềm chế lạm phát.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...