Khủng bố 11/9 sau 15 năm: Loạt câu hỏi chưa lời đáp hay 'bóng ma' ám ảnh về Thuyết âm mưu

Thứ 7, 10/09/2016 | 08:16:12
2,044 lượt xem

Các giả thuyết âm mưu cùng nhiều câu hỏi chưa có lời giải xoay quanh vụ tấn công nước Mỹ ngày 11/9/2001 luôn khiến dư luận quan tâm dù đã 15 năm sau thảm kịch kinh hoàng.

Tiên đoán rợn người của tiên tri mù Vanga 

TIên tri mù Vanga và hình ảnh khói và lửa bốc cao sau cú va chạm giữa máy bay chở khách với tòa tháp phía nam tạo thành quả cầu lửa khổng lồ giữa không trung. Tòa tháp phía bắc vẫn tiếp tục bốc cháy dữ dội.

“Thật đáng sợ! Đáng sợ! Những anh em sinh đôi của Mỹ sẽ ngã xuống sau khi bị chim sắt tấn công. Những con sói sẽ gầm rú trong lùm cây và máu của những người vô tội sẽ chảy”, The Sun dẫn lời tiên đoán năm 1989 của nhà tiên tri mù Vanga về nước Mỹ.

Sự kiện tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York bị tấn công ngày 11/9/2001 khiến nhiều người liên tưởng tới "lời sấm truyền" của Vanga và cảm thấy rùng mình.

Tháp đôi cũng có nghĩa khác là “sinh đôi” (Twins) hay còn gọi là "anh em". Còn lùm cây  trong tiếng Anh có nghĩa là “bush” nên cũng có thể ám chỉ đến tên của vị Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ George W. Bush.

Thuyết âm mưu

Sự kiện 11/ 9/2001

...là một loạt vụ tấn công khủng bố khi một nhóm  không tặc gần như cùng một lúc cướp 4 máy bay chở khách trên đường bay nội địa trong nước Mỹ. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Tòa Tháp Đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York. Mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút.

Trong vòng hai tiếng đồng hồ, cả hai tòa tháp bị sụp đổ. Một nhóm không tặc khác lái chiếc phi cơ thứ ba đâm vào tổng hành dinh của Bộ Quốc phòng Mỹ tại Lầu Năm Góc ở bang Virginia. Chiếc máy bay thứ tư rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville thuộc quận Somerset, bang Pennsylvania  sau khi hành khách trên máy bay chống cự lại nhóm không tặc này. 

Thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ khiến 2.800 người bỏ mạng.

Các giả thuyết âm mưu về sự kiện ngày 11/9 cho rằng cuộc tấn công được cố tình cho phép xảy ra hoặc đây là một chiến dịch đánh lừa công luận do chính phủ Mỹ tiến hành.

Một cuộc thăm dò thực hiện trong năm 2006 của tập đoàn truyền thông Scripps Howard và Đại học Ohio cho biết: "Hơn một phần ba công chúng Mỹ nghi ngờ rằng các quan chức liên bang hỗ trợ nhóm khủng bố trong cuộc tấn công ngày 11/9 hoặc đã không có hành động để ngăn chặn chúng với chủ ý giúp Mỹ có cớ tiến hành chiến tranh tại Trung Đông".

Theo Wikipedia, giả thuyết nổi bật nhất là sự sụp đổ của tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC1 và WTC2) và đặc biệt là Trung tâm Thương mại Quốc tế số 7 (WTC7) là kết quả của việc phá hủy có kiểm soát hơn là sự suy yếu cấu trúc của ba tòa nhà này do hai máy bay đâm vào và hỏa hoạn tại tòa nhà WTC7.

Một giả thuyết đáng chú ý nữa là, Lầu Năm Góc bị trúng một tên lửa do các yếu tố từ bên trong chính phủ Mỹ hay việc quân đội Mỹ làm ngơ, dù được phép bắn rơi bất kỳ máy bay nào có "biểu hiện" kỳ lạ.

Các giả thuyết đều cho rằng động cơ của âm mưu này là nhằm biện minh cho cuộc xâm lược Afghanistan và Iraq, mở rộng quyền kiểm soát của Mỹ đối với các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Trung Đông, tạo điều kiện tăng chi tiêu quân sự; và để hạn chế quyền tự do dân sự trong nước.

Tại sao 24 thành viên nhà bin Laden được rời Mỹ sau vụ tấn công?

Những gì còn sót lại của hai tòa nhà sau vụ khủng bố. 

24 thành viên gia đình trùm khủng bố Osama bin Laden, kẻ đứng sau vụ tấn công kinh hoàng đã được phép ẩn nấp, bảo vệ và rời Mỹ 3 ngày sau vụ khủng bố 11/9, thay vì bị bắt giam để thẩm vấn. Phần lớn họ được sơ tán tới trường trung học và đại học khi vụ tấn công xảy ra.

Một trong những người anh em của bin Laden là Saudi Arabian đã yêu cầu Đại sứ quán Saudi Arabia bảo vệ mình. Gia đình trùm khủng bố lo sợ bị giết hoặc bị tấn công sau thảm kịch này. Vua Fahd của Saudi Arabia khi đó cũng yêu cầu Đại sứ quán tại Mỹ “thực hiện các biện pháp bảo vệ người vô tội”.

Thành viên trong gia đình bin Ladens rời khỏi Mỹ bằng máy bay 3 ngày sau vụ tấn công và được nhân viên Cục Điều tra Liên bang FBI hộ tống.

Khi nghe thông tin trên, nhiều người cảm thấy bị xúc phạm. Những người theo thuyết âm mưu tìm cách chứng minh Mỹ, bằng cách nào đó, đã phối hợp với những kẻ khủng bố để dựng lên một vụ tấn công. Tuy nhiên, phải biết rằng, ở thời điểm đó, bin Laden bị chính gia đình và Saudi Arabia ghẻ lạnh. Quốc gia Trung Đông này đã tước quyền công dân của bin Laden khi hắn đối mặt với cáo buộc buôn lậu.

Nhà Trắng trả lời về việc này rằng, việc cho phép những người Saudi trở về quê hương nhằm giúp họ tránh khỏi làn sóng trả thù của những người quá khích trong nước.

Tại sao chính quyền Mỹ lưỡng lự điều tra?

Tổng thống Mỹ khi đó là George W.Bush gặp gỡ và động viên lính cứu hỏa tham gia nỗ lực giải cứu nạn nhân. 

Đây không chỉ là một thuyết âm mưu. Rất nhiều tạp chí nổi tiếng và nhiều người bày tỏ lo ngại trước cách xử lý của chính phủ Mỹ trước các cuộc điều tra xung quanh vụ 11/9.

Hàng chục gia đình Mỹ đã liên tục vận động hành lang để Quốc hội lập một ủy ban điều tra độc lập. Sau một thời gian dài vấp sự phản đối từ gia đình các nạn nhân, tổng thống Mỹ mới phê chuẩn điều này.

Gia đình hàng nghìn nạn nhân quan tâm tới nhiều vấn đề như: Bằng cách nào mà một chiếc máy bay lạc hàng trăm dặm có thể đâm vào Lầu Năm Góc một giờ sau khi Trung tâm Thương mại Thế giới bị tấn công? Tại sao rất nhiều kẻ khủng bố đã ở Mỹ mà không bị phát hiện? Tại sao chính quyền Bush rất miễn cưỡng để tìm câu trả lời về những gì đã xảy ra ngày hôm đó, và lý do tại sao hầu như không ai đứng ra nhận trách nhiệm về sự thất bại của nước Mỹ? 

Đỉnh điểm của sự thất vọng là chính các điệp viên của Cục Điều tra Liên bang (FBI) cảnh báo, những kẻ tình nghi hoạt động cho tổ chức khủng bố al-Qaeda đã được đào tạo tại các trường bay Mỹ.

Vì sao nhiều quan chức Mỹ không bị trừng phạt?

Có lẽ một số người đã mắc sai lầm, dẫn tới vụ tấn công khủng bố kinh hoàng 15 năm trước, khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, họ đều không bị vạch trần hoặc luận tội, thậm chí còn được thăng chức. Mỹ không sa thải bất kỳ quan chức nào sau vụ việc.

Vào thời điểm vụ khủng bố xảy ra, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hugh Shelton đang trên máy bay qua Đại Tây Dương để tới dự một cuộc họp của NATO. Cấp dưới của ông, Đại tướng không quân Richard Myers, trở thành người điều hành Lầu Năm Góc. Myers đã chỉ huy việc chặn  4 máy bay thương mại bị không tặc chiếm quyền kiểm soát, nhưng không thể ngăn chặn được thảm kịch. Thế nhưng, 3 ngày sau vụ khủng bố, Myers được thăng chức Tổng Tham mưu trưởng.

Không quân Mỹ đã ở đâu?

Không quân Mỹ "mất tích" trong vụ tấn công. Ảnh minh họa.

Trước khi vụ khủng bố xảy ra, theo kế hoạch hàng ngày, Cục Hàng không Liên bang Mỹ và NORAD sẽ triển khai chiến đấu cơ nếu một máy bay "lang thang" hoặc chuyển lộ trình hay mất liên lạc với đài không lưu. Hàng năm, các vụ đánh chặn trên bầu trời Mỹ lên tới hơn 100 lần.

Tuy nhiên, trong một tiếng rưỡi của ngày 11/9/2001, khi thảm kịch xảy ra, không có một chiến đấu cơ nào liên kết nối với 4 máy bay chở khách xấu số đó. Lầu Năm Góc bị tấn công đúng 1 tiếng 20 phút sau khi các phi cơ bị không tặc chiếm quyền kiểm soát và lao vào Tòa tháp đôi.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...