Mũi vaccine thứ 4 có thực sự cần thiết?

Thứ 3, 24/05/2022 | 17:13:52
551 lượt xem

Có cần tiêm vaccine ngừa Covid-19 mũi thứ 4 hay không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19 trên khắp thế giới gần như đã “hạ nhiệt”. Mặc dù đang có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này xong phần lớn các quốc gia đều cho rằng triển khai tiêm liều thứ tư sẽ giúp tăng cường khả năng bảo vệ của bản thân khi vaccine đang suy yếu dần.

Israel là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới  cho phép tiêm liều thứ tư của vaccine mRNA Pfizer-BioNTech cho nhân viên y tế, những người trên 60 tuổi và người làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao. Theo Bộ Y tế Israel liều vaccine thứ tư ngăn ngừa khả năng lây nhiễm gấp 2 lần và khả năng mắc bệnh nặng gấp 3 lần so với những người tiêm 3 mũi vaccine.

Giáo sư Eyal Leshem- Trung tâm Y tế Sheba: 

“Xem xét số liệu về kháng thể, chúng tôi thấy liều thứ 4 đã giúp gia tăng mức độ kháng thể. Tiếp đến, chúng tôi xem xét số liệu về lây nhiễm. Những người được tiêm mũi thứ 4 cho thấy có sự giảm nhẹ về số ca lây nhiễm, cho thấy dường như mũi 4 tạo ra đôi chút hiệu quả. Về con số thì không lớn, số ca lây nhiễm giảm khoảng 20-30%.”


Mỹ, Australia và 1 số quốc gia châu Âu như: Anh, Đức, Đan Mạch, Anh, Hungary, Thụy Điển… đều đã xúc tiến chiến dịch tiêm phòng mới, dành cho những nhóm đối tượng cụ thể như người dễ bị lây nhiễm, người trên 70 tuổi, người có bệnh nền và có hệ miễn dịch dễ bị tổn thương giúp nâng cao khả năng miễn dịch của người được tiêm, giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng và nghiêm trọng sau mắc COVID-19 hay không.

Tại châu Á, một số quốc gia khác như Hàn Quốc, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản… cũng có quyết định tiêm mũi thứ 4 cho  nhóm đối tượng dễ bị tổn thương hoặc có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2, đặc biệt là người già và người có hệ miễn dịch suy yếu.

Đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng việc tiêm mũi thứ 4  vẫn sẽ là một lá chắn hiệu quả chống virus. Nhưng chỉ nên tập trung vào những đối tượng đặc biệt nguy cơ, không nên mở chiến dịch tiêm chủng rộng rãi vì sẽ gây tốn kém, trong khi hiệu quả thực sự có thể sẽ không được như mong muốn.

Tiến sĩ Alok Patel - bác sĩ nhi khoa tại Stanford Children's Health: 

“Dựa vào số lượng và tính chất của các ca bệnh hiện nay, tôi cho rằng việc triển khai tiêm mũi 4 chưa thực sự cần thiết. Có chăng chúng ta nên tập trung hoàn thiện tiêm mũi 3 cho tất cả mọi người dân, tổ chức tiêm cho trẻ nhỏ và mũi thứ 4 chỉ nên dành cho đối tượng người già và người dễ bị tổn thương.”


Bác sĩ Robin Colgrove - Bệnh viện Mount Auburn: 

“Trong bối cảnh dịch đang có dấu hiệu suy giảm, tôi cho rằng việc tiêm vắc xin mũi 4 là một trong những giải pháp mà các nước cần nghiên cứu, xem xét và thực hiện. Tuy nhiên nếu triển khai, không cần thiết tiêm cho toàn bộ người dân mà cần chú tâm vào nhóm người có nguy cơ cao.”


Các số liệu của những nước đã triển khai đều chỉ ra rằng, việc tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ 4 giúp duy trì khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng đối với những người lớn tuổi hoặc những người có nguy cơ cao. 

Theo TTXVN





  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...