Tiêm phòng Covid-19 cho người cao tuổi

Thứ 6, 15/10/2021 | 00:00:00
967 lượt xem

Gánh nặng bệnh tật ở người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền lớn hơn gấp nhiều lần người trẻ. Nếu mắc Covid-19, họ sẽ rất dễ diễn biến nặng, nguy kịch, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, đây là một trong những nhóm đối tượng đang được ưu tiên trong chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 hiện nay.

Buổi tiêm phòng Covid-19 cho người cao tuổi tại BVĐK tỉnh Thái Bình

Ngoài 70 tuổi, lại bị suy tim nhiều năm, ông Hoàng Ánh, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà khi đến tiêm phòng Covid-19 tại BVĐK tỉnh Thái Bình được các bác sĩ khám sàng lọc kỹ càng, yêu cầu cung cấp đầy đủ, rõ ràng về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng và các thông tin liên quan đến sức khỏe.

Ông Hoàng Ánh, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà:

“Tôi tin là các bác sĩ khám và cho phép tiêm thì cứ vui vẻ tiêm thôi, rất phấn khởi, được tiêm là rất thích. Được các bác sĩ tư vấn tôi rất yên tâm. Về nhà thì tích cực ăn hoa quả, kiêng rượu bia, như bệnh của tôi mà có sẩn mề đay, đau tim thì đến bệnh viện ngay.”


Nhân viên y tế tiêm phòng Covid-19 cho người cao tuổi tại BVĐK tỉnh Thái Bình

Những thử nghiệm lâm sàng liên quan đến các vaccine phổ biến hiện nay đều ghi nhận tính an toàn và hiệu lực ở người cao tuổi tương đương người trẻ tuổi. Thậm chí một số nghiên cứu cho thấy tính an toàn cao hơn ở nhóm người lớn tuổi. Vì vậy, người cao tuổi có thể yên tâm khi đi tiêm chủng.

Bà Đỗ Thị Nhạn, xã Đông Long, huyện Tiền Hải:

“Tinh thần rất thoải mái, phấn khởi, tiêm xong sức khỏe rất bình thường, cảm ơn các bác sĩ đã tận tâm giúp đỡ chúng tôi nhiệt tình.”


Bác sĩ CKI Hoàng Đăng Tý, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, chống độc, BVĐK tỉnh Thái Bình:

“Đối với người cao tuổi có bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, phổi mãn tính thì triệu chứng sau tiêm sẽ không điển hình như những người trẻ nên việc khám sàng lọc phát hiện bất thường, theo dõi sau tiêm rất quan trọng. Người cao tuổi nên được tiêm ở những cơ sở có điều kiện cấp cứu bệnh nhân.”


Sau tiêm vaccine, người cao tuổi cần ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm và khi về nhà nên có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất trong ba ngày đầu tiên. Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm sau tiêm là tê quanh môi hoặc lưỡi; phát ban, xuất huyết dưới da; cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt. Khi thấy có một trong các dấu hiệu này, người nhà cần nhanh chóng liên hệ nhân viên y tế và đưa người cao tuổi đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.


Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...