Xử lý thông tin giả sai sự thật về dịch SARS-COVI 2

Thứ 7, 07/08/2021 | 00:00:00
3,135 lượt xem

Mạng xã hội như con dao hai lưỡi, các chuyên gia an ninh mạng luôn cảnh báo, việc xuất hiện tin giả trên mạng xã hội cũng tương tự như sự lây lan của virus, bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến “sức đề kháng” của người dùng. Vừa qua, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thái Bình xử lý thông tin giả sai sự thật góp phần tham gia phòng chống dịch SARS-COVI 2.

Ảnh st

Trước tốc độ lây lan nhanh của biến chủng mới Delta loại virus Corona, tình trạng thông tin thất thiệt xung quanh dịch bệnh này cũng được lan truyền một cách rộng rãi trên mạng xã hội. Hành vi đó góp phần làm gia tăng tâm lý sợ hãi, hoang mang cho người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội. Từ những tin về thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus vùng dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để kiếm tiền, hoặc  để gây hoang mang dư luận. Lợi dụng khả năng ẩn danh trên mạng xã hội, một số người không ngần ngại đăng tải thông tin bịa đặt, ác ý về tình hình dịch bệnh. Chẳng hạn, việc người từ vùng dịch trở về và buộc phải cách ly để theo dõi do yêu cầu của công tác phòng bệnh lập tức bị bóp méo thành ca mắc bệnh mới.

Ảnh st

Thực tế chứng minh, không thiếu trường hợp thông tin giả đã hủy hoại cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Do đó, ngay khi dịch bệnh Covid -19 bùng phát trở lại Việt Nam nhất là hiện nay số ca tăng trong ngày đã vượt 3 con số các chuyên gia dự đoán tâm lý sợ hãi về căn bệnh này sẽ nghiêm trọng hơn bản thân loại virus Corona. Việc để ổn định lòng người và giữ cho họ bình tĩnh, đã trở thành một trọng điểm khác của việc phòng chống dịch bệnh. Trong đó có việc xử lý các tin giả, tin sai sự thật góp phần tham gia phòng chống dịch.Ở Thái Bình, khi xã An Thanh, huyện Quỳnh Phụ có ca nhiễm virus Corona đầu tiên thì một số trang mạng xã hội đưa tin không thất thiệt về số ca nhiễm tại xã đã gây hoang mang cho không ít công nhân, người dân trên địa bàn khu vực Thị trấn An Bài và huyện Quỳnh Phụ làm cho một số người không dám đi làm, lo lắng. Đầu óc luôn hoang tưởng việc bước chân ra chỗ đông người sẽ bị nhiễm bệnh và lây cho cả nhà... Những tin bịa đặt trên facebook như: “Thanh Mai 5 ca Dương tính, xe cứu thương trực sẵn ở Thanh Mai"” hay “An Thanh có 6 ca rồi”… đọc được những thông tin về dịch bệnh, số ca nhiễm, số người chết, Hà Nội có người dương tính với Virus Corona, chỗ kia có người tử vong nhưng chính quyền che dấu không thông báo… không biết thật giả thế nào nhưng những thông tin trên thật sự hoảng loạn – theo một số người tham gia gia mạng xã hội cho biết. 

Mới đây, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền Thông Thái Bình đã chuyển hồ sơ, đề nghị Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An phối hợp xử lý trường hợp một cá nhân là giáo viên tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đăng tải hình ảnh vào trang thông tin điện tử cá nhân (Facebook) tại Thái Bình hình ảnh các xác chết vì SARS-COVI 2 từ mạng nước ngoài. Hiện tại, đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội điều tra làm rõ một chủ trang thông tin điện tử cá nhân khác người Tiền Hải, Thái Bình chuyên vận chuyển và bán hàng thực phẩm đông lạnh từ Tiền Hải đi Hà Nội hàng ngày đã đăng tải thông tin: "12 giờ đêm nay Hà Nội sẽ có chỉ thị mới về giãn cách. Người dân chỉ được ra ngoài 7 ngày/1 lần chứ không phải đi chợ cách ngày như bây giờ.việc đi lại của những người có giấy phép đi làm như bây giờ sẽ siết chặt hơn. Chiều nay các Bác nên đi mua thêm đồ ăn nếu gần hết..." để nhanh chóng đấu tranh đưa ra xử lý theo quy định của pháp luật

Nguyên nhân của những hành động trên là trước dòng chảy thông tin về dịch bệnh, rất nhiều người muốn được tham gia, thể hiện mình là người nhạy cảm với thời cuộc, có tác động đến xã hội. Có người lợi dụng sự nhẹ dạ của nhiều người đã phao tin nhảm, nhằm câu like, view để họ bán được mặt hàng nào đó. Họ chọn cách tung ra những thông tin sai, chưa kiểm chứng, thậm chí nguy hiểm, độc hại để gây hoang mang trong xã hội.
Họ đã không xác định được hậu quả đáng lo do những việc làm đó gây ra là những tin tức thất thiệt còn có khả năng tạo các tâm lý phản đối, mâu thuẫn trong xã hội, khiến người dân không tin tưởng vào các cơ quan chức năng, chính quyền

Thanh tra sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan trong và ngoài tỉnh cùng làm rõ và xử lý theo chế tài xử phạt các trường hợp tung tin giả, tạo ra tin giả đối với các cá nhân đưa tin cũng như các chủ trang thông tin điện tử cá nhân không quản lý kiểm duyệt thông tin trước khi đưa thông tin lên trang thông tin điện tử của mình quản lý, tạo lập.
Thời gian tới Thanh tra sở Thông tin và Truyền thông Thái Bình tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và trực tiếp là Công an tỉnh, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thường xuyên quét, rà soát nhằm phát hiện các thông tin liên quan đến dịch bệnh. Từ đó nhân rộng, cung cấp đến nhân dân qua mạng xã hội những thông tin tích cực trong phòng chống dịch, tình hình dịch bệnh tại Thái Bình nói riêng và toàn quốc nói chung, để người dân nắm được và phân biệt đúng sai của thông tin mình tiếp nhận.

 Đây chính là hiệu quả tích cực của mạng xã hội mang lại khi chúng ta biết khai thác. sử dụng; Đồng thời, phát hiện và tiếp nhận phản ánh của người dân đối với các thông tin giả, tin sai sự thật trên mạng xã hội để từ đó phát hiện nguồn tin xử lý theo quy định của pháp luật đối với hoạt động trên mạng xã hội và phòng chống dịch bệnh hiện nay.
Tuy nhiên, mức độ xử phạt hiện nay vẫn chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn tin giả. Cần phải tiếp tục tuyên truyền rộng rãi đến mọi tấng lớp trong xã hội, mỗi một cá nhân khi tham gia mạng xã hội phải có ý thức không tạo ra tin giả, có bộ lọc thật tốt để phát hiện tin giả, đặc biệt, không tự biến mình trở thành người lan truyền tin giả trong cộng đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng để bảo vệ sức khỏe người dân, rất cần có sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, thực hiện tốt các chỉ đạo, khuyến cáo trong công tác phòng, chống dịch bệnh. 

Ảnh st 

Dịch bệnh sẽ không đáng lo ngại quá mức nếu cộng đồng thật sự hiểu và chủ động biết cách phòng, chống không hoang mang, lo lắng thái quá, bản thân mỗi người cần hết sức bình tĩnh, sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin, theo dõi sát thông tin chính thống về tình hình dịch bệnh, không nghe theo, không lan truyền thông tin không xác thực, kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng các trường hợp đăng thông tin bịa đặt, sai sự thật.

Nguyên Long - Sở Thông tin và Truyền thông Thái Bình.

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...