Israel thay đổi chiến lược chống COVID-19

Thứ 6, 16/07/2021 | 09:54:42
488 lượt xem

Trong bối cảnh cuộc chiến chống COVID-19 đang gặp nhiều khó khăn do biến thể Delta, mới đây, chính phủ Israel đã quyết định thay đổi chính sách chống COVID-19, trong đó tập trung mạnh cho công tác tuyên truyền, hạn chế đến mức thấp nhất các biện pháp ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và tránh phải thực hiện phong tỏa toàn quốc thêm một lần nữa.

Quyết định trên được đưa ra khi biến thể Delta đang khiến số ca nhiễm COVID-19 mới tại Israel tăng mạnh sau một thời gian dài giảm xuống mức gần như đã được kiểm soát. Đặc biệt, trong các ngày gần đây số ca mắc mới liên tục trên mức 500 ca/ngày. 

Để tránh gây tổn hại thêm cho nền kinh tế, chính phủ Israel sẽ định hướng người dân học cách “sống chung với COVID-19”, đồng thời thực hiện các biện pháp nhằm vượt qua làn sóng dịch COVID-19 mới “trong vòng 5 tuần” mà không cần phải áp dụng phong tỏa xã hội. Tuy nhiên, quyết tâm này chỉ thành hiện thực khi mọi người dân Israel cùng thực hiện các biện pháp phòng dịch, như đeo khẩu trang, hạn chế du lịch nước ngoài, tiêm vaccine đầy đủ và có ý thức giãn cách nơi công cộng. Chính phủ cũng sẽ tăng cường lực lượng an ninh kiểm tra việc chấp hành đeo khẩu trang trong không gian kín nơi công cộng. 


Giáo sư Eyal Leshem, Giám đốc Viện nghiên cứu Dược phẩm du lịch và Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Sheba, Israel: “Đây là chiến lược của chúng tôi, dùng vaccine để chống COVID-19 và ngăn chặn lây nhiễm thông qua một số biện pháp ngăn cản công chúng, nhưng không thực hiện phong tỏa xã hội, không đóng cửa trường học và các hoạt động thương mại”.



Cũng trong ngày 14/7, Israel bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm mũi vaccine Pfizer/BioNTech thứ ba cho các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu. Đối tượng được tiêm bao gồm những người từng được ghép tim, phổi, thận hoặc có bệnh nền như ung thư, dễ bị nhiễm virus. 



Người dân Israel: “Tôi quyết định đi tiêm mũi thứ 3 vì tôi tin rằng sẽ được bảo vệ tốt hơn”.



Cho đến nay, Israel vẫn được coi là một trong những hình mẫu thành công của thế giới trong cuộc chiến chống COVID-19, đặc biệt là với chiến dịch tiêm chủng hiệu quả. Và nhiều nước, trong đó có Việt Nam hoàn toàn có thể chắt lọc và áp dụng mô hình này tùy theo tình hình thực tế trong công tác phòng chống dịch.

Giáo sư Eyal Leshem, Giám đốc Viện nghiên cứu Dược phẩm du lịch và Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Sheba, Israel: “Tôi nghĩ Việt Nam nên ưu tiên tiêm vaccine cho những người lớn tuổi, những người có tình trạng bệnh nền dễ bị tổn thương, như bệnh nhân ung thư. Việt Nam cũng có năng lực sản xuất vaccine và nếu có thể tự sản xuất vaccine phòng COVID-19 ở trong nước thì rất nên làm để nhanh chóng phủ sóng vaccine cho người dân, đồng thời hỗ trợ năng lực nghiên cứu khoa học và sản xuất tại Việt Nam”.


Theo ước tính, có khoảng 57% dân số nước này đã được tiêm phòng vaccine đủ 2 mũi. Kể từ đầu tháng 6, ngay sau khi vaccine Pfizer được chứng nhận an toàn để tiêm cho trẻ em, Israel đã bắt tay ngay vào chiến dịch mới nhằm “phủ sóng” vaccine cho trẻ em trong độ tuổi 12-15. Cùng với số lượng người dân đã khỏi bệnh, nhiều người tin rằng Israel đang tiến gần tới tình trạng miễn dịch cộng đồng, điều kiện để khôi phục toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội trở lại trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh.  

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...