Đợt dịch lần thứ 4 có số lượng bệnh nhân lớn, nên tỷ lệ bệnh nhân nặng và có tình trạng phản ứng viêm quá mức cao hơn các đợt dịch lần trước.
Điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Thông tin về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện nay, Ths.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: “Đợt dịch lần này với số lượng bệnh nhân lớn, nên số bệnh nhân nặng cũng cao hơn. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân có tình trạng phản ứng viêm quá mức cao hơn các đợt dịch trước. Tuy nhiên, về lâm sàng, các chuyên gia chưa nhận thấy các điểm khác biệt nhiều giữa chủng virus biến đổi hiện nay với chủng nguyên gốc, nên chúng tôi vẫn áp dụng các chiến lược điều trị như cũ”.
Bác sĩ chuẩn bị thuốc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở Bắc Ninh
Riêng đối với Bắc Ninh, các chuyên gia đang chú trọng việc nâng cao năng lực điều trị của y tế tuyến đầu, vì nếu tuyến dưới xử lý tốt được các ca bệnh thì việc bệnh nhân chuyển nặng giảm, tỷ lệ chuyển tuyến cũng giảm đi, bớt được gánh nặng với các bệnh viện tuyến tỉnh và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Bộ Y tế cũng đang hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng chiến lược cho Bắc Ninh có thể đảm bảo điều trị cùng lúc ở mức 3.000 bệnh nhân, các đơn vị dự kiến triển khai việc điều trị bệnh nhân COVID-19 cũng đều đã đảm bảo cả hạ tầng, kỹ thuật và con người.
Còn tại Bắc Giang, cũng đang mở rộng các đơn vị điều trị dã chiến, hồi sức tích cực để đáp ứng tình hình.
“Với tình hình bệnh nhân như hiện tại chúng ta vẫn đang đảm bảo, chưa bị vượt quá công suất điều trị của hệ thống y tế”, Ths. BS Nguyễn Trung Cấp đánh giá.
Chia sẻ quan điểm về việc hiện nay nhiều nước có áp dụng điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ tại nhà, Ths.BS Nguyễn Trung Cấp cho rằng: Ở các nước có số lượng bệnh nhân lớn, dịch lưu hành rộng rãi đã áp dụng việc điều trị các ca bệnh nhẹ tại nhà. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng ta vẫn rất may mắn khi dịch ở cộng đồng vẫn đang được kiểm soát được, các ca bệnh vẫn đảm bảo tất cả được điều trị tại cơ sở y tế. Với bệnh nhân COVID-19, thường trong tuần đầu tiên sẽ có diễn biến nhẹ; nhưng sang tuần thứ 2, nhiều bệnh nhân có thể diễn biến nặng. Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu chuyển biến nặng và xử lý kịp thời thì sẽ giảm được tỷ lệ diễn biến nặng, giảm tỷ lệ tử vong.
“Nếu áp dụng như các nước với ca nhẹ tự điều trị tại nhà, chúng ta sẽ gặp phải các vấn đề như: Nguy cơ lây nhiễm cho người thân của bệnh nhân rất lớn vì nhiều gia đình có các thế hệ ở cùng nhau và ở cùng người già có bệnh lý nền rất nguy hiểm; đặc biệt việc điều trị tại nhà sẽ rất khó phát hiện ra sự thay đổi bệnh lý từ sớm, chỉ khi bệnh nhân rất nặng mới vào viện thì hiệu quả điều trị thấp hơn”, Ths.BS Nguyễn Trung Cấp chia sẻ.
Bệnh viện dã chiến ở Bắc Giang
Theo Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến sáng 8/6, cả nước có khoảng 5.500 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế. Trong đó, có 82 bệnh nhân tiên lượng nặng, 9 trường hơp đang can thiệp ECMO.
Trong số các bệnh nhân đang điều trị, tỉnh Bắc Giang có số lượng bệnh nhân nhiều nhất với trên 3.100 bệnh nhân (Bệnh viện dã chiến số 2 Bắc Giang đang điều trị 666 bệnh nhân; trường Cao đẳng Ngô Gia Tự điều trị 509 bệnh nhân; Bệnh viện y học cổ truyển Bắc Giang là 321 bệnh nhân...)./.
Nguồn TTXVN
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...