Y tế học đường cần giải pháp tháo gỡ khó khăn

Thứ 3, 07/11/2023 | 08:00:00
1,078 lượt xem

Cơ sở vật chất dành cho công tác y tế xuống cấp, có phòng y tế nhưng không có nhân viên y tế, hoặc có cũng chỉ là giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm... đây là khó khăn chung ở nhiều trường học trên địa bàn tỉnh hiện nay. Những vấn đề này đang dẫn đến việc quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh chưa hiệu quả.

Phòng y tế tại trường tiểu học & THCS Đông Các, huyện Đông Hưng

Là phòng y tế nhưng lại trông như một nhà kho, bởi số trang thiết bị dành cho khám chữa bệnh thì ít, mà các dụng cụ ngoài lề thì nhiều. Đó là thực trạng tại trường tiểu học & THCS Đông Các, huyện Đông Hưng. Vướng mắc trong thủ tục chi trả kinh phí y tế học đường theo quy định đang là nguyên nhân làm khó các nhà trường. 

Cô giáo Nguyễn Thị Hà, Phó hiệu trưởng trường tiểu học & THCS Đông Các, huyện Đông Hưng: “Hàng năm có kế hoạch đề ra là tập huấn cho các em nhưng toàn bộ thiết bị lại rất thiếu thôn, ví dụ như tập huấn về băng bó thì hầu như hệ thống nẹp là không có. Số tiền mua bông băng cho các lớp thì chỉ đủ mua cho mỗi lớp 1 túi gồm bông băng, cao và băng urgo. Còn các thuốc chữa những bệnh thông thường thì không đủ trang trải.” 


Công tác y tế học đường gặp nhiều khó khăn trong tuyển dụng nhân lực

Không chỉ thiếu thốn về cơ sở vật chất, công tác y tế học đường còn đối mặt với việc khó tuyển dụng nhân lực. Ngoài quản lý và chăm sóc sức khỏe học sinh, nhân viên y tế phải đảm bảo kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, giáo dục sức khỏe học đường… khối lượng công việc không hề nhỏ. Với mức lương theo quy định chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng, nhiều người khó bám trụ được với nghề. 



Y sĩ Đào Thị Kim Phượng, cán bộ y tế trường THPT Lý Bôn: “Với số lượng học sinh rất đông, nhân lực thì mỏng, chế độ đối với cán bộ phụ trách y tế học đường rất hạn chế. Như mấy năm vừa qua dịch xảy ra học sinh vào rất đông, có những ngày 4-5 chục cháu, trong trường hợp quá tải như vậy, một mình cũng gặp khó khăn.”  

Nhiều trường học phải sử dụng cán bộ y tế kiêm nhiệm

Cán bộ y tế được đào tạo bài bản thì không mặn mà, nhiều trường phải sử dụng phương án kiêm nhiệm. Tuy nhiên, do không có nghiệp vụ y nên các giáo viên kiêm nhiệm rất lúng túng trong chăm sóc sức khỏe học sinh. Thực tế này đòi hỏi cơ chế phù hợp nhằm thu hút cán bộ y tế có chuyên môn và tâm huyết về công tác tại các nhà trường, nhất là cần có chỉ tiêu biên chế cho nhóm cán bộ này. Đồng thời có kế hoạch đào tạo chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn cho họ. Bên cạnh đó, cần quan tâm bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho công tác y tế học đường. Việc chăm sóc sức khoẻ học sinh được đảm bảo, mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn.

Hà My


  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...