Hệ lụy tâm lý khi trẻ bị bạo hành

Thứ 7, 28/10/2023 | 08:00:00
1,326 lượt xem

Bạo hành trẻ em luôn là vấn đề gây bức xúc cộng đồng. Đáng ngại là những năm gần đây, các vụ bạo hành xảy ra ngày càng nhiều, nhưng đó mới chỉ là một số trường hợp bị phát hiện, còn rất nhiều vụ việc chưa được biết đến, hoặc còn đang che giấu. Trẻ bị bạo hành gây nhiều hệ luỵ, không chỉ về thể chất mà còn ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần.

Từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng các cuộc gọi đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 liên quan đến việc trẻ bị bạo hành, đã tăng 11% so với cùng kỳ. Thống kê cũng chỉ ra, có tới 97% số vụ bạo hành mà kẻ gây hại là người thân, người quen của nạn nhân. 


Gặp gỡ 1 nạn nhân bị bạo hành, em cho biết: “Có lúc con đi học về thì bị bố mắng, bố đánh bằng roi.,. bố thường hay đánh khắp nơi trên người con và cả em con nữa!.”

Quá khiếp sợ với những trận đòn roi, và những hành vi bạo hành của người chồng, người cha trong gia đình, một người vợ là nạn nhân bị bạo hành lên tiếng: “Bố của cháu thì đánh các cháu rồi doạ thả xuống giếng, em vứt đứa con thứ 3 ở sân rồi chạy lại nắm chân thằng bé thì nó mới thoát được ấy!.” 

Nạn nhân bị bạo hành dễ mắc phải các rối loạn stress, lo âu và trầm cảm

Bị bạo hành gây hậu quả trầm trọng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ dần trở nên nhút nhát, tự ti, dễ mắc phải các rối loạn stress, lo âu và trầm cảm. Trẻ cũng có thể hình thành quan niệm sống lệch lạc, không tôn trọng người khác và cũng không biết tôn trọng chính bản thân mình. 

Bác sĩ CKI Nghiêm Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

Bạo hành có thể dẫn đến rối loạn về phát triển tâm lý như có cơn hoảng sợ, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, dẫn đến rối loạn cảm xúc như lo âu quá mức hoặc cùn cáu, gia tăng tỷ lệ lạm dụng chất ở trẻ. 


Không ít trẻ sống trong gia đình bạo lực có thể dẫn đến tâm lý cho rằng bản thân “đáng” bị đánh đập như vậy, buộc phải chấp nhận cuộc sống nhiều đòn roi, không biết cách cầu cứu người khác. Để nhận biết dấu hiệu trẻ bị ảnh hưởng tâm lý vì bạo hành, những người xung quanh nên để ý đến các dấu hiệu như: trẻ ngủ hay giật mình, chậm chạp, đờ đẫn, kém tập trung, tự cô lập bản thân. 

Bác sĩ CKI Nghiêm Thị Thu Hà, Phó trưởng khoa Suy nhược thần kinh, Bệnh viện Tâm thần Thái Bình: 

Ví dụ như trẻ ít giao tiếp với mọi người hơn, hoặc rối loạn hành vi như đập phá đồ đạc hoặc tự làm tổn thương cơ thể mình. Khả năng học tập, tham gia các hoạt động thể thao bị giảm sút. Với những trẻ như thế, chúng ta phải loại trừ nguyên nhân, tránh những hành vi ứng xử gây sang chấn cho trẻ, hỗ trợ tư vấn tâm lý cho trẻ, có thể phải sử dụng thuốc điều trị cảm xúc và hành vi cho trẻ. 


Thực tế, việc trẻ bị bạo hành bởi chính người thân trong gia đình sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng hơn là người ngoài. Những vết thương trên cơ thể có thể được chữa lành, song nỗi đau về tâm lý sẽ theo các em cả cuộc đời. Việc khắc phục và giúp đỡ trẻ bị bạo hành cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía chính quyền và các ban ngành liên quan, với các giải pháp mạnh mẽ, để trẻ em được thực sự an toàn, nhất là dưới mái nhà của chính mình. 

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...