Ước mơ của cậu bé “xương thủy tinh”

Thứ 3, 10/10/2023 | 08:00:00
721 lượt xem

Một cơ thể lành lặn. Một mái nhà che được nắng mưa. Một gia đình đầy đủ cả cha và mẹ – Những điều đối với nhiều em nhỏ tưởng chừng là rất bình thường, thì với em Nguyễn Văn Tuyến, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, lại là ước mơ quá xa vời.

2 bà cháu Nguyễn Văn Tuyến ở xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ

Những ngày mưa có lẽ là quãng thời gian buồn nhất của Tuyến. Bởi bà em chẳng thể ra đồng, cũng không đi chợ được. Nhà còn gì ăn nấy. Bà nội đành nhường lại quả trứng, bìa đậu từ tối qua để cháu ăn qua bữa. 

Tuyến mắc bệnh “xương thủy tinh” nên chân tay em đầy vết sẹo do mổ nắn chỉnh xương còn để lại

Mẹ Tuyến bỏ đi đã lâu. Bố em tàn tật. Bà thì già yếu. Tuyến mắc bệnh “xương thủy tinh”. Chân hỏng một bên, đi lại rất khó khăn. Có nhiều khi bà nội chạnh lòng, tưởng như bao nhiêu vất vả, chông chênh trên đường đời, đều đổ dồn lên cháu trai mình. Dẫu có bà và bố ở bên, nhưng kỷ niệm về mẹ trong những tháng năm thơ bé vẫn là nỗi day dứt trong lòng cậu bé 14 tuổi này. 

Em Nguyễn Văn Tuyến, thôn An Lạc 2, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ 

Từ lúc mẹ bỏ con đi cách đây tầm 5 năm, con không được gặp mẹ. Lúc con nhớ mẹ nhất là mỗi khi con đi ngủ, và lúc học bài. Lúc trước mỗi lần con học bài, mẹ luôn ở bên cạnh chỉ bài cho con, giảng những chỗ con không hiểu. Bây giờ không có mẹ con không biết làm thế nào?


Tuyến thích đi học. Bởi vậy mà dẫu khó khăn đến đâu, em cũng cố gắng để đến trường. Thế nhưng, con đường đến với tri thức vẫn nhiều lắm những gian nan. "Chân con đau. Đi học là chống gậy vào lớp. Mỗi lúc mưa con sợ trơn ngã." - Em Nguyễn Văn Tuyến cho biết. 

Do bệnh "xương thủy tinh" nên Tuyến đi lại rất khó khăn

Bà Nguyễn Thị Hồng, bà nội em Nguyễn Văn Tuyến 

Đi học thì đến lớp các bạn cũng trêu chọc lắm, cũng khổ, tủi thân cho cháu quá vì không bằng bạn bằng bè. Đi học về thì đi với các bạn, lắm bạn đùa cứ đẩy xe ngã cũng nhiều lần lắm. Bà đang ngoài đồng thì lại có người gọi ra. Mỗi lần đi vào viện thì cứ phải mượn tiền. Ở Hà Nội lâu nhất, có khi cả tháng, ở Thái Bình thì nửa tháng. Cháu cũng muốn về đi học, không về được thì cháu cũng nhớ trường, nhớ bạn. 

Giờ bà già rồi, cứ động viên cháu chăm học kiếm bằng cấp 2 rồi đi học nghề. Nhưng mà cháu bảo là cháu cứ muốn học, bà không làm sao được. 

Cái nghèo khiến bà nội của Tuyến không dám nghĩ tới việc cho cháu học cấp 3. Còn Tuyến cũng chẳng dám ước mơ gì, bởi em luôn cảm thấy tương lai mình mờ mịt. Mong rằng sau bài báo này, Tuyến sẽ nhận được nhiều hơn những cơ hội “tiếp sức đến trường”, để học hành không còn là điều ngoài tầm tay với. 

Mọi sự giúp đỡ gửi về địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Hồng, bà nội em Nguyễn Văn Tuyến, thôn An Lạc 2, xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ. Hoặc số tài khoản chương trình: 0211 000 546 222 – Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Bình – Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thái Bình.

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...