Xung quanh đề xuất "nước mắm" là di sản

Thứ 6, 06/10/2023 | 09:00:00
572 lượt xem

Vừa qua, Hiệp hội Nước mắm Việt Nam và Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Nước mắm Việt - nâng tầm ẩm thực Việt Nam. Đồng thời, hai hiệp hội cùng nhau nghiên cứu, xây dựng bộ hồ sơ trình Chính phủ công nhận nước mắm là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đang gây xôn xao dư luận.

Đồng tình với việc cần đẩy mạnh quảng bá nước mắm Việt Nam, tuy nhiên, theo Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có thể có sự nhầm lẫn trong cách gọi vì nước mắm là ẩm thực hiện hữu, không thể gọi là di sản văn hoá phi thể mà nghề làm nước mắm mới được gọi là di sản văn hóa phi vật thể. Bởi nghề làm nước mắm có truyền thống lâu đời, có cộng đồng giữ những kỹ năng, bí quyết làm nghề và trao truyền từ đời này sang đời khác.


Bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL: “Chúng tôi cũng tiếp nhận được và mong muốn của Hiệp hội nước mắm mong muốn trở thành văn hóa phi vật thể quốc gia, chúng tôi cho rằng mong muốn này hoàn toàn chính đáng, có thể hiện thực hóa nhưng căn cứ vào Công ước 2003 và Luật Di sản thì quy trình thủ tục sẽ cần có những bước triển khai”. 

Các hiệp hội không phải là cộng đồng chủ thể của di sản, hoặc chỉ đại diện cho một nhóm cộng đồng nên việc nghiên cứu xây hồ sơ di sản phải do cộng đồng và địa phương nắm giữ di sản thực hiện. 



Bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL: “Trước hết đáp ứng tiêu chí của Luật di sản để được Bộ VHTTDL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm nước nắm, tiến tới xem xét khả năng và tiêu chí di sản này đáp ứng để trình Thủ tướng Chính phủ cho phép về chủ trương sau đó hướng dẫn các địa phương về quy trình trình tự hồ sơ.”

 

Với đường bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam, nghề làm nước mắm có ở nhiều địa phương khác nhau và có những thương hiệu riêng từ nhiều năm nay. Tại Việt Nam, Nghề làm nước mắm Phú Quốc và Nghề làm nước mắm ở Nam Ô, Đà Nẵng đã được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các chuyên gia cũng cho rằng, việc bảo tồn nghề làm nước mắm truyền thống là rất cần thiết.



Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Chúng ta đang bảo tồn nước mắm được làm đúng quy trình truyền thống. Vì nếu không bảo tồn sẽ vì lợi ích, vì cái gì truyền thống, thủ công cũng cầu kỳ hơn, tốn kém sức lực hơn nhưng hiệu qủa kinh tế thấp hơn.”





Ông Phạm Tuấn Hải - Master Chef, Giám khảo vua Đầu Bếp Việt Nam: “Tìm sản phẩm đúng nghĩa là nước mắm ngày xưa, trước đây nước mắm không đơn thuần là món ăn mà là thuốc cho sức khỏe của con người nữa ….”



Như vậy, nghề thủ công sản xuất nước mắm truyền thống mới là di sản văn hóa phi vật thể chứ không thể chỉ gọi vắn tắt là “Nước mắm” để tránh gây hiểu không đúng giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Nguồn TTXVN



  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...