Phòng dịch bệnh sau mưa lớn kéo dài

Thứ 4, 16/08/2023 | 16:00:00
669 lượt xem

Mùa hè là thời điểm thường có các đợt mưa lớn kéo dài, bão và ngập úng cũng có nguy cơ xảy ra. Trong và sau mưa bão, vô số các vi sinh vật, bụi, rác thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cần được triển khai chủ động, kịp thời, không để dịch bùng phát, lây lan.

Phòng dịch bệnh sau mưa lớn kéo dài

Sau mỗi đợt mưa lớn, bà Loan đều chủ động dọn dẹp vườn tược, cùng người dân trong xã khơi thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi. Nhà từng có người mắc sốt xuất huyết nên bà hiểu rõ mức độ nguy hiểm của những dịch bệnh truyền nhiễm mùa này và thường xuyên cập nhật các hướng dẫn phòng chống dịch. 

Bà Phạm Thị Loan, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: 

"Những gáo nước, xô chậu ở trong nhà trong vườn, chúng tôi lật úp không để bọ gậy phát triển, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng."





Ông Nguyễn Đức Khang, trưởng thôn An Tiêm 3, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy: 

"Chúng tôi tuyên truyền bà con nhân dân phòng bệnh do muỗi đốt và đau mắt đỏ. Mỗi cuộc họp hoặc mỗi tuần 2 buổi chúng tôi tuyên truyền trên loa truyền thanh của thôn, sau mưa chúng tôi lại vận động bà con làm sạch sẽ môi trường. Bà con nhân dân chấp hành đầy đủ." 



Sau mưa bão, có hai nhóm bệnh lớn dễ bùng phát trong khu vực dân cư. Gồm nhóm bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh như: da liễu, mẩn ngứa, viêm da… Bệnh đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, nhiễm độc thức ăn. Ngoài ra còn có viêm gan virus, đau mắt đỏ, viêm tai giữa… Nhóm còn lại là các bệnh phát sinh do vector truyền bệnh như muỗi, rất dễ lây và bùng phát trên diện rộng. Để phòng bệnh, ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó. Chủ động thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước, dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Bác sĩ Nguyễn Trung Dũng, khoa Y học lâm sàng nhiệt đới, BVĐK Phụ Dực: 

"Phải vệ sinh cá nhân, vệ sinh ngoại cảnh, tránh nước đọng, phát quang bụi rậm. Giữ gìn vệ sinh đặc biệt là cho trẻ nhỏ và người già. Ngủ màn để tránh một số bệnh liên quan đến muỗi như SXH. Cho trẻ nhỏ tiêm phòng theo lịch tiêm chủng mở rộng." 



Ngành y tế cũng tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch, phát hiện sớm các ổ dịch, khoanh vùng xử lý kịp thời. Các cơ sở y tế bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị và cơ sở vật chất cần thiết để cấp cứu, thu dung, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng đáp ứng tình huống bệnh nhân tăng liên quan đến thời tiết cực đoan.

Hà My

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...