Hôm 5/12, đại diện 63 quốc gia tham dự Hội nghị cấp cao về biến đổi khí hậu COP28 của Liên hợp quốc đã cam kết cắt giảm sâu lượng khí phát thải liên quan đến lĩnh vực làm mát.
Theo tuyên bố từ hội nghị, các nước đã cam kết giảm ít nhất 68% lượng khí phát thải liên quan đến làm mát vào năm 2050 so với mức năm 2022, cùng với một loạt mục tiêu khác như thiết lập tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030. Các hành động này có thể giúp thế giới tiết kiệm được 22 nghìn tỷ USD và giảm nhu cầu phụ tải trong thời gian cao điểm từ 1,5 đến 2 terawatt.
Sự đồng thuận lớn trên đánh dấu lần đầu tiên các nước tập trung vào vấn đề phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ việc làm mát, như làm lạnh để bảo quản thực phẩm, dược phẩm và sử dụng điều hòa không khí.
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, dân số tăng, thu nhập tăng và nhiệt độ Trái Đất tăng cao đang cùng lúc làm tăng nhu cầu làm mát. Tuy nhiên, lượng máy điều hòa khổng lồ liên tục được bổ sung mỗi ngày đang góp phần làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng khí hậu, với lượng khí thải làm mát dự kiến đạt từ 4,4 đến 6,1 tỷ tấn carbon dioxide tương đương vào năm 2050./.
Nguồn TTXVN
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...