Biến bãi rác thành điểm đến nghệ thuật

Thứ 6, 21/02/2020 | 10:20:24
928 lượt xem

Biến điểm đen về rác thải trở thành một điểm đến, một không gian nghệ thuật. Các bạn nghĩ sao về ý tưởng này ạ? Rất khó khả thi đúng không? Nhưng với tính sáng tạo của con người thì không gì là không thể.

Hơn 10.000 chai nhựa đã qua sử dụng  tạo thành 4 chiếc thuyền buồm gợi nhớ hình ảnh trên bến dưới thuyền tấp nập ở bãi sông Hồng cách đây hơn 100 năm. 

Những chiếc bu gà ở chợ Long Biên (Hà Nội) trở thành những chiếc lồng đèn soi chiếu hình ảnh con rồng được vẽ. Hình ảnh cầu Long Biên được ghép từ những mảnh gương vỡ trên tường.

Từ sắt phế thải và inox gương mang đến tác phẩm sắp đặt cho thấy hình ảnh của những gánh hàng rong, những người lao động ở bến sông Hồng...

Dựa theo bức tường cũ dài 500 mét được dựng từ 20 năm trước với mục đích “chống lấn đất” các tác phẩm từ nguyên vật liệu tái chế hiện lên long lanh, thay đổi không gian nhếch nhác vốn bị coi là phía sau của Thành phố, là “biệt khu” của “thổ dân đất bãi” – điểm đen rác thải Phúc Tân 

Ông Lý Trung Kỳ - Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội:  Đây là khu vực để xe rác tồn tại,  là nơi không sạch sẽ gì, từ khi có tác phẩm thì có sự biến động về môi trường, môi trường giảm bớt bẩn thỉu, mà người ta cảm nhận được nghệ thuật. Những tác phẩm này đi đến đâu đều mang lại những cái tiến bộ. Và nếu cứ thế này thì còn văn minh hơn nữa.

Điều đặc biệt, dự án lấy cảm hứng từ chính địạ thế hết sức đặc trưng, là nơi giao thoa của nhiều yếu tố văn hoá lịch sử của mảnh đất Thăng Long Kẻ Chợ. Vì vậy, đây không chỉ đơn thuần là tái chế, mà qua nghệ thuật để kể những câu chuyện của ký ức, lịch sử. 


KTS Trần Huy Ánh – Hội Kiến trúc sư Hà Nội:  Xuyên suốt trong tác phẩm đều nói lên lịch sử của một dòng sông đã gắn bó với Hà Nội từ cuộc sống xa xưa, từ thuyền chài dòng nước cho đến sự sang trọng Hà Nội đô thị hóa văn minh phương Tây, xuyên suốt là con người Hà Nội, chắt chiu lịch sự và muốn nhắc nhở người Hà Nội không ngừng nghĩ đến các thế hệ công lao và có nghĩa vụ phải làm nó có giá trị.

Tuy nhiên, để không gian này thực sự phát huy được hết giá trị thì ý thức người dân là quan trọng nhất.

Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn – Giám tuyển nghệ thuật Dự án Cải tạo bức tường bảo vệ hành lang bờ sông Hồng phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm:  16 tác phẩm sắp đặt tương tác với địa hình ngữ cảnh lịch sử của khu vực này. Những sản phẩm này  thiết kế chịu đựng tối thiểu trong vòng 5 năm. Tuy nhiên lâu hơn hay không thì còn phụ thuộc vào cộng đồng, dân cư nơi đây


Ông Shinichi Mochizuki – Chuyên gia tư vấn quy hoạch và thiết kế đô thị Nhật Bản: Tôi đánh giá đây là một ý tưởng hay, tuy nhiên để thực sự khả thi thì tôi nghĩ chúng ta cần phải làm rất nhiều thứ. Trong đó phải quy hoạch lại khu vực này cho nó trở nên sôi động hơn, và quan trọng nhất là nâng cao ý thức người dân. Người dân cần phải cái nhìn khác đi về nơi mình sống, coi những tác phẩm nghệ thuật là nền tảng để thay đổi.

Dự án này với thiết kế có thể mang tới hiệu quả cả ban ngày cũng như cả hiệu ứng ánh sáng ban đêm hi vọng sẽ là một điểm nhấn tiếp theo của thành phố, có khả năng thu hút cộng đồng cũng như mang lại lợi ích về văn hoá, môi trường và tham quan du lịch cho chính người dân địa phương./.

Theo TTXVN


  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...