Giải pháp nào hồi sinh sông Tô Lịch?

Thứ 4, 04/12/2019 | 16:39:03
632 lượt xem

Từ cuối năm 1990 đến nay, thành phố Hà Nội cùng các tổ chức xã hội trong và ngoài nước đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp làm sạch sông Tô Lịch nhưng đến nay vẫn ô nhiễm. Vậy đâu là giải pháp căn cơ để "hồi sinh" dòng sông này?

Từ một con sông trong xanh góp phần tiêu thoát nước trên địa bàn 6 quận, huyện của Thủ đô, sau một thời gian bị “bức tử,” Tô Lịch đã trở thành một dòng sông “chết” … 

Và đây là nguyên nhân chính của sự ô nhiễm…

Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội, trên con sông dài gần 14 km, mỗi ngày có khoảng 150.000 m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống với gần 300 ống cống cùng nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp và rác thải ven sông.

Ông Nguyễn Hoàng Thao – Quận Cầu Giấy, Hà Nội

"Càng về sau ô nhiễm càng nặng, nhiều biện pháp cải tạo chưa hiệu quả chất thải công nghiệp chất thải sinh hoạt của người dân đổ ra 2 bên sông."




Trước tình trạng này, cuối những năm 1990, sông Tô Lịch đã bắt đầu được nạo vét đáy, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm. Tiếp đó, từ năm 2009 đến nay, Hà Nội cũng đã có nhiều giải pháp cấp bách như dùng nước sông Hồng rửa sông Tô Lịch, sử dụng chế phẩm Redoxy3Cđể xử lý ô nhiễm, hay thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor (Nhật Bản) và gần đây nhất là hồi sinh dòng sông này bằng nước hồ Tây… Vậy nhưng, đến nay, sông Tô Lịch ô nhiễm vẫn hoàn ô nhiễm.Theo các chuyên gia về môi trường, để giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm sông Tô lịch, thì không thể trông đợi vào việc xử lý ô nhiễm tại chỗ bằng hóa chất hay công nghệ.

PGS.TS Lưu Đức Hải – Chuyên gia Môi trường

"Ô nhiễm xuất phát từ cái nguồn gây ra ô nhiễm nếu không ngăn chặn nguồn ô nhiễm thì không có giải pháp nào có được. Các dòng sông chỉ có khả năng giảm nhẹ ô nhiễm ở mức độ nhất định thôi còn khi lượng chất ô nhiễm vào nhiều dứt khoát ô nhiễm nặng nên giải pháp kiểm soát ô nhiễm phải từ nguồn còn vấn đề xử lý thì là bước tiếp theo, xử lý thay đổi được hiện trạng tức khắc còn không thay đổi nguồn ô nhiễm thì nó lại tiếp tục ô nhiễm."

PGS.TS Trần Hồng Côn – Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

"Thứ nhất phải tách nước thải mà hiện nay đổ ra sông để xử lý để  nước đạt theo đúng tiêu chuẩn VN và trả lại con sông với một cái lượng nước nhất định tạo con sông có dòng chảy… thứ hai là phải luôn luôn giữ mức nước từ 1,5 để tự làm sạch và động thực vật phát triển được… thứ ba là muốn có mực nước thì phải xây đập tràn hoặc đập dâng để giữ lượng nước… "

Theo sở Xây dựng Hà Nội, hiện chỉ còn phương án cuối cùng là xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải đặt dọc hai bên bờ sông, nước thải sẽ được đưa về nhà máy nước thải Yên Xá để xử lý. Tuy nhiên, theo tiến độ việc xây dựng hệ thống cống thu gom hoàn thành vào năm 2020, nhưng đang chậm tiến độ; dự kiến năm 2021 hoàn thành ../.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương

Nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, sáng 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...