Chấn chỉnh tình trạng phơi, đốt rơm rạ sau thu hoạch

Thứ 5, 15/06/2017 | 08:32:13
536 lượt xem

Để giải quyết vấn nạn phơi, đốt, tập kết rơm rạ tùy tiện sau thu hoạch, huyện Thái Thụy ( Thái Bình ) tăng cường biện pháp chấn chỉnh, đồng thời khuyến khích các địa phương tận dụng rơm rạ phục vụ tái sản xuất.

Đây là cánh đồng thôn Nha, xã Thái Giang. Đã thành thông lệ sau mỗi vụ thu hoạch lúa xuân, ông Bùi Đình Hậu – trưởng thôn Nha cũng như nhiều nông dân nơi đây lại tập trung thu gom rơm rạ, chuẩn bị cho thời vụ trồng cây khoai tây đông vào tháng 10 tới.

 Ông Bùi Đình Hậu – Trưởng thôn Nha, xã Thái Giang (Thái Thụy): Cơ bản là người ta sẽ nhận thức ra là không đốt rơm rạ làm ảnh hưởng đến môi trường. Và tận dụng cái rơm này để trồng khoai, đỡ được công tác làm đất. Năm nao thì gia đình tôi thấp nhất cũng trồng 3 mẫu đổ lên.  Lượng rạ và rơm thì một vụ gia đình tôi cũng thu tới hàng chục mẫu. Thứ nhất là nó làm cho đất của vùng cằn cỗi thì màu mỡ, còn nó tận dụng hay hơn là người nông dân  không  phải bỏ tiền cày bừa làm khoai.

Nhiều năm qua, khoai tây là cây trồng chủ lực trên đồng đất xã Thái Giang. Từ năm 2011, với phương thức làm đất tối thiểu góp phần tăng năng suất, giảm chi phí. Tận dụng nguồn rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch để phục vụ tái sản xuất, phần lớn nông dân nơi đây không còn thói quen đốt, đem thả sông hoặc tập kết ven trục đường giao thông như trước kia.

 Ông Nguyễn Văn Khương – Chủ tịch UBND xã Thái Giang (Thái Thụy): Chúng tôi có trên 20 ha diện tích cây chuyên màu, nên chúng tôi sẽ sử dụng rơm rạ này để phục vụ. Ngoài ra bằng cách là sử dụng phân vi sinh để xử lý ngay trên đồng ruộng, làm phân bón cho tái sản xuất vụ tiếp theo. Cho đến giờ thì Thái Giang cơ bản không còn tình trạng đốt rơm rạ tràn lan như những năm trước đây nữa.

Tuy nhiên trên thực tế, không phải địa phương nào ở huyện Thái Thụy cũng có thể áp dụng phương pháp như ở xã Thái Giang. Do vậy, có lúc có nơi vẫn còn tình trạng đốt rơm rạ, nhất là vào ban đêm. Cùng với chỉ đạo ngành chuyên môn tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân phương pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch, huyện Thái Thụy ban  hành các  công văn “Chấn chỉnh việc tập kết, phơi đốt rơm rạ ảnh hưởng đến an toàn giao thông và môi trường trên địa bàn”, có chế tài xử phạt nghiêm đối với mỗi hành vi vi phạm. Địa phương nào để tình trạng phơi đốt, tập kết rơm rạ tràn lan, tùy tiện, trước hết người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm với UBND huyện.

 Ông Lê Văn Huynh – Phó chủ tịch UBND xã Thụy Bình (Thái Thụy): Thụy Bình có tuyến đường 456 chạy qua, vì vậy chúng tôi đặt cao vấn đề ATGT. Thường xuyên chỉ đạo các đồng chí công an viên nắm bắt tình hình ở cơ sở, các chủ máy, không cho tuốt lúa trên trục đường giao thông. Đặc biệt nghiêm cấm các gia đình phơi rơm rạ và đốt trên tuyến đường, nếu xảy ra thì báo cáo ngay về UBND xã để chúng tôi có biện pháp xử lý.

Phơi, đốt, tập kết rơm rạ tràn lan không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà tắc nghẽn dòng chảy, ảnh hưởng an toàn giao thông. Cùng với huy động các cấp, ngành vào cuộc, huyện Thái Thụy đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm vì môi trường sống trong lành và hạnh phúc của mọi người. 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...