Giải quyết ô nhiễm môi trường bằng mô hình xử lý rơm rạ

Thứ 2, 23/06/2014 | 11:13:20
1,287 lượt xem

Sau mỗi vụ thu hoạch, cảnh nông dân đốt rơm, rạ ảnh hưởng đến sức khỏe và ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc. Mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh của Liên hiệp Hội KHKT Thái Bình tại xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà đang mở ra hướng giải quyết vấn nạn này.

Trong những ngày nắng nóng vừa qua, không khí oi ả càng như đặc quánh lại vì khói rơm, rạ. Xuất phát từ thực tế này, Mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng phân bón vi sinh đã được các địa phương tích cực tiếp thu và triển khai. Việc Liên Hiệp các Hội KHKT Thái Bình chọn xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà để xây dựng Mô hình điểm càng có ỹ nghiã. Bởi Hồng Minh có truyền thống trồng cây vụ đông. Việc xử lý ngay nguồn rơm, rạ dư thừa sau thu hoạch là yếu tố cần thiết, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu xuân, làm mùa.

Biện pháp xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng phân bón vi sinh được Liên hiệp Hội KHKT áp dụng ở 2 phương thức: thu gom rơm rạ ủ thành đống, trộn cát hoặc đất tơi xốp rắc đều trên mặt ruộng có gốc rạ rồi cày lồng, vận rạ. Sau khoảng 7-10 ngày cho kết quả ngay. Lượng rơm, rạ sẽ nhanh phân hủy đến mục và tơi xốp, thích hợp làm phân bón, tăng độ phì nhiêu cho đất. Trong 2 cách, biện pháp rắc và xử lý ngay tại ruộng có phần phù hợp với điều kiện nông dân gặt lửng, gặt bằng máy như hiện nay.

Hiệu quả của việc xử lý rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh đã được kiểm chứng ở nhiều địa phương. Nhưng nông dân vẫn chưa áp dụng trên diện rộng. Một phần lý do bởi giá thành của chế phẩm này còn khá cao so với chi phí một sào ruộng.

Mai Liên 

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...