Sâu đục thân hai chấm và biện pháp phòng trừ

Thứ 3, 01/09/2015 | 08:14:54
920 lượt xem

 

1.Triệu chứng gây hại:

- Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hoại làm cho dảnh lúa bị héo.
- Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Sâu đục thân hai chấm

2.Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, mắt kép to đen. Cánh trước hình tam giác, mỗi bên có một chấm đen rất rõ. Cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt. Khi đậu có hình khum như mái nhà.
- Trứng đẻ theo ổ, hình bầu dục ở giữa hơi gồ lên, có lớp lông tơ màu vàng phủ bên ngoài, mỗi ổ có khoảng từ 50-150 trứng
- Sâu non có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt, sâu tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu. Chân bụng ít phát triển.
- Nhộng vàng nhạt, nhộng cái có mầm chân sau tới đốt bụng thứ 5, nhộng đực tới đốt bụng thứ 8.

Sâu đục thân hai chấm


3.Đặc điểm sinh học và quy luật phát triển:
Ở nhiệt độ 26-30oC vòng đời sâu đục thân hai chấm từ 40-50 ngày:
+Thời gian trứng: 7 ngày;
+Sâu non: 25-33 ngày;
+Nhộng: 8-10 ngày;
+Trưởng thành vũ hóa - đẻ trứng: 1-2 ngày
- Ngài thường vũ hóa vào ban đêm, ban ngày nấp dưới khóm lúa rậm rạp gần mặt nước. Thời gian hoạt động mạnh từ 19-20 giờ (ngài cái) và 23-1 giờ (ngài đực). Có xu tính bắt ánh sáng mạnh. Ngài cái có thể đẻ trứng từ 2-6 đêm liền, nhiều nhất là đêm thứ 2 và 3. Mỗi ngài cái có thể đẻ từ 1-5 ổ trứng, số lượng trứng/ổ thay đổi từ 50-150 quả tùy theo lứa.
- Sâu non mới nở bò trên lá hoặc nhả tơ nhờ gió phân tán sang các cây khác. Sau khi nở vài tiếng là có khả năng đục vào bẹ lá. Từ tuổi 2 hoặc 3 sâu non đục thủng lóng đốt để xuống các đốt phía dưới. Nhiệt độ thấp hơn 13oC và cao hơn 45oC có thể làm sâu non chết.
- Sâu non có tập quán hóa nhộng trong gốc thân lúa dưới mặt đất 1-2 cm. Trước khi hóa nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hóa chui ra.
Trong một năm ở các tỉnh phía Bắc sâu đục thân hai chấm phát sinh 6-7 lứa, lứa 2 gây hại cuối vụ xuân và là nguồn chuyển sang vụ mùa; lứa 3 phá hại trên mạ mùa sớm; lứa 4 và 5 gây hại nặng trên lúa mùa.

4. Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.
- Bón phân cân đối, hợp lý
- Dùng các biện pháp thủ công: Sử dụng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.
- Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis…
- Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m2 trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m2 cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc hoá học sau: Dupon Prevathon 5SC, Vitarko 40 WG.

Kỹ sư Bùi Thị Nhạn - Trạm trưởng BVTV Vũ Thư
(Chi cục BVTV Thái Bình)


  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...