Những cái cúi đầu của người Nhật có ý nghĩa gì?

Thứ 6, 13/10/2017 | 13:37:32
1,890 lượt xem

Gần đây rất nhiều người Việt Nam lại có thêm cơ hội được kinh ngạc và thán phục trước những phép tắc lịch sự của người Nhật, sau khi hình ảnh ông chủ Nhật Bản của một trạm xăng cúi gặp người chào khách dưới mưa được lan truyền trên mạng xã hội.

Cúi chào là hành động phổ biến trong nền văn hóa doanh nghiệp ở Nhật. Vậy có ai từng thắc mắc tại sao người Nhật lại thích làm hành động khúm núm như vậy khi chào nhau?

Nguồn gốc của một cái cúi đầu

Lý do đầu tiên là vì người Nhật thường cảm thấy không thoải mái với các đụng chạm cơ thể. Họ thích giữ một khoảng cách vừa đủ với người đối diện, chỉ cần đứng quá gần nhau cũng dễ khiến người Nhật cảm thấy bất tiện. Tất cả những người phương Tây từng đến Nhật đều nói rằng người Nhật bắt tay rất dở.

Một lý do khác có thể giải thích việc người Nhật thích cúi đầu được ghi trong sách của Khổng Tử. Khổng Tử cho rằng toàn bộ cơ thể cũng phải “nói” khi muốn cảm ơn hoặc tỏ lòng tôn trọng. Vì vậy, một cái bắt tay cũng chưa đủ khi muốn nói cảm ơn. Đây cũng là lý do người Nhật luôn nhận tiền, quà tặng, tài liệu bằng cả hai tay, nếu chỉ đưa một tay ra nhận đồ sẽ bị cho thô tục.

Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu rằng, những cái cúi đầu của người Nhật cũng giống những cái bắt tay của phương Tây. Cúi đầu không có nghĩa là yếu đuối hoặc hèn kém.

Một điều quan trọng khi nói về những cái cúi đầu của người Nhật đó là có rất nhiều kiểu cúi đầu, mỗi kiểu lại truyền tải thông điệp khác nhau.

Cúi sâu

Cách cúi đầu này được dùng khi gặp người lớn tuổi, hoặc người có địa vị cao, hoặc một người từng trải, giỏi giang cần phải tôn trọng, ví dụ như giáo viên, bác sĩ, luật sư…

Doanh nhân người Nhật cũng thường cúi đầu kiểu này với đối tác sau khi đàm phán thành công, để thể hiện sự tôn trọng và biết ơn.

Kiểu cúi đầu này không bao giờ được thực hiện bừa bãi và cũng không có nghĩa “khom lưng uốn gối”, mà chỉ đơn giản là một “lời cảm ơn sâu sắc”. Đôi khi cúi đầu kiểu này còn dùng để xin lỗi, cho thấy người xin lỗi đã vô cùng hối hận.

Cúi nhẹ

Người Nhật thực hiện hành động này mỗi ngày, đôi khi một cách vô thức. Kiểu cúi đầu này cũng có nghĩa là “cảm ơn”, nhưng dành cho những hoạt động thông thường, như với người bán hàng, người gác cửa nhà ga, người đưa thư, hay khi được ai đó nhường ghế hoặc mời nước.

Gật đầu nhẹ

Cũng giống như cái cúi đầu nhẹ, hành động này cũng được thực hiện một cách vô thức hàng ngày, đối với bạn bè của mình. Cái gật đầu nhẹ có thể mang ý nghĩa “cảm ơn” hoặc “chúc mừng”.

Chẳng hạn như khi ở một quán bar, khi được bartender phục vụ đồ uống, gật đầu nhẹ ý nói “cám ơn”. Người phương Tây đôi khi cũng dùng cái gật đầu nhẹ để thể hiện sự biết ơn.

Tóm lại, cúi đầu được xem là một nét văn hóa làm nên sự lịch thiệp của người dân xứ sở hoa anh đào, thể hiện rõ quan điểm coi trọng văn hóa, nghi thức và lễ nghĩa đáng học hỏi.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...