Philippines, Indonesia tiếp sức Malaysia, Trung Quốc thêm cô độc?

Thứ 7, 26/03/2016 | 08:08:46
653 lượt xem

Được sự tiếp sức của Philippines, Indonesia, Malaysia đãn kiên quyết đối đầu Trung Quốc trên biển Đông.

Malaysia đối đầu Trung Quốc trên biển Đông

Ngày 24/3, ông Shahidan Kassim, Bộ trưởng an ninh quốc gia Malaysia cho biết, các lực lượng bảo vệ phát luật trên biển của nước này đã phát hiện khoảng 100 tàu cá Trung Quốc đang lởn vở, có ý định xâm phạm lãnh hải của nước này, ở khu vực gần bãi cạn Luconia.

Theo ông Shahidan, chính phủ đã chỉ thị cho cơ quan pháp luật hàng hải Malaysia (MMEA) và cả lực lượng hải quân triển khai các tài sản của họ để theo dõi tình hình.

"Ba tàu MMEA đã được điều tới khu vực. Các tàu hải quân hoàng gia cũng có mặt. Máy bay Bombardier cũng đã tiến hành giám sát trên không ở khu vực này và phát hiện thấy ngư dân Trung Quốc tại đó", ông Shahidan tuyên bố.

Bộ trưởng An ninh quốc gia Malaysia nhấn mạnh, hành động thực thi pháp luật phù hợp sẽ được áp dụng nếu phát hiện nhóm tàu Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.


Malaysia vừa lên tiếng cáo buộc 100 tàu cá Trung Quốc có ý định xâm phạm lãnh hải nước này, ở khu vực gần bãi cạn Luconia.
 

Cụm bãi cạn Luconia gồm nhiều rạn đá ngầm (hay bãi cạn) ở phía nam Biển Đông. Cả Trung Quốc và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền với khu vực này. Bắc Kinh cho rằng, Luconia nằm trong cái gọi là đường 9 đoạn mà họ đơn phương đưa ra nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông.

Năm ngoái, Malaysia cũng lên tiếng mạnh mẽ phản đối tàu hải cảnh Trung Quốc thả neo tại cụm bãi cạn Luconia. Cụm bãi cạn này nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế khoảng 400km mà Malaysia tuyên bố chủ quyền. Khu vực này chỉ cách đảo lớn Borneo của Malaysia khoảng 150km về phía bắc, trong khi cách lục địa Trung Quốc tới 2.000km.

Tháng 10/2015, MMEA cũng đã điều tàu tuần tra đến khu vực này để theo dõi động thái của một tàu hải cảnh Trung Quốc neo đậu ở cụm bãi cạn Luconia, cách thành phố biển Miri, bang Sarawak khoảng 84 hải lý.

Trước đó từ năm 2013, các lực lượng chức năng Malaysia đã giám sát sự hiện diện của tàu hải cảnh Trung Quốc. Nhiều ngư dân Malaysia ở vùng biển Miri cho biết họ ngại đến gần cụm bãi cạn Luconia vì tàu của Trung Quốc thường xuất hiện ở đó.

Philippines, Indonesia tiếp sức cho Malaysia?

Những tuyên bố và hành động mạnh mẽ của Malaysia được diễn ra trong thời điểm Trung Quốc tiến hành thêm hàng loạt các hoạt động gây hấn trên biển Đông. Giới phân tích cho rằng, dường như Philippines và Indonesia đang tiếp thêm sức mạnh để Kuala Lumpur hiên ngang đối đầu và cô lập Bắc Kinh trên vùng biển Đông.

Tối ngày 23/3 Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã thành lập "Tiểu ban công tác đặc biệt toàn quốc biển Tây Philippines" (Philippines gọi Biển Đông là biển Tây Philippines), thống nhất quản lý các vấn đề liên quan đến Biển Đông.

"Tổng thống sẽ thông qua Cơ quan an ninh nội các để chỉ đạo Tiểu ban công tác đặc biệt toàn quốc biển Tây Philippines, hoạch định và phối hợp các mục tiêu khác nhau của các đơn vị đối với biển Tây Philippines, cung cấp báo cáo và kiến nghị về các vấn đề biển Tây Philippines", Tổng thống Benigno Aquino tuyên bố.


Các nước liên kết đối đầu Trung Quốc trên biển Đông

Trước đó, ngày 19/3, Indonesia đã bắt giữ 8 thuyền viên trên một tàu cá của Trung Quốc do xâm phạm lãnh hải gần quần đảo Natuna của nước này. Dù sau đó, Bắc Kinh đã lên tiếng đòi phóng thích những thuyền viên này nhưng Jakarta đã kiên quyết cự tuyệt.

Ngoài tuyên bố kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Bộ trưởng An ninh Indonesia còn khẳng định Jakarta sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại Natuna – khu vực tàu Trung Quốc xâm phạm bằng cách triển khai thêm quân và trang bị thêm tàu tuần tra tốt hơn và sẽ xây thêm nhiều căn cứ hải quân trong quần đảo với hệ thống phòng thủ mạnh.

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...