Trung Quốc, Nga, Đông Âu chi mạnh tay cho quốc phòng

Thứ 3, 14/04/2015 | 08:10:19
828 lượt xem

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc và Nga, cũng như các nước Đông Âu chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng Ukraine đã tăng mạnh trong năm 2014, theo thống kê do Viện nghiên cứu quốc tế về hòa bình (SIPRI) ở Stockholm công bố hôm qua 13/4.

Trung Quốc khoe sức mạnh quân sự trong một buổi diễu hành. (Ảnh:
Trung Quốc khoe sức mạnh quân sự trong một buổi diễu hành. (Ảnh: CNA)

Thống kê mới của SIPRI, một viện nghiên cứu độc lập về xung đột, vũ khí, kiểm soát và giải giáp vũ khí, cho thấy nhìn chung trên thế giới, chi tiêu quân sự đã sụt giảm 3 năm liên tiếp. Tổng chi năm 2014 là 1.776 tỉ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo của SIPRI đánh giá: "Trong những năm gần đây, chi tiêu quân sự giảm tại Mỹ và Tây Âu, nhưng lại tăng ở phần còn lại trên thế giới. Tình trạng này vẫn duy trì trong năm 2014, cho dù chi quân sự của châu Mỹ Latin có ít thay đổi". 

Mỹ vẫn là nước chi cho quốc phòng nhiều nhất trong năm 2014 với 610 tỉ USD, nhưng chi phí quân sự của Washington năm 2014 đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước đó. Tại Tây Âu, các nước này có chung xu hướng với Mỹ khi thu hẹp chi tiêu quốc phòng.

Trong khi đó, 3 nước theo sau là Trung Quốc, Nga và Ả-rập Xê-út đều tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Bắc Kinh đứng hạng nhì với chi phí quân sự ước tính lên đến 216 tỉ USD, tăng 9,7%.

Với việc bỏ ra 84,5 tỉ USD cho chi tiêu quốc phòng, Nga đứng thứ ba trong bảng xếp hạng. Chi quân sự của Nga tăng 8,1% trong năm 2014 do chiến dịch hiện đại hóa quân đội. 

Theo dự kiến ngân sách 2015, chi quốc phòng sẽ tiếp tục tăng 15%, nhưng tình hình kinh tế đang gặp khó khăn có thể khiến con số kế hoạch này có thể bị giảm xuống.

Ả-rập Xê-út đã tăng mạnh chi tiêu quân sự lên 17% Saudi Arabia. SIPRI đánh giá đất nước dầu mỏ này là một cường quốc với vai trò quan trọng trong nhiều xung đột trong khu vực.

Thống kê của SIPRI cho thấy cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến cho nhiều quốc gia Trung Âu, các nước vùng Baltic và Bắc Âu phải mạnh tay đầu tư cho quân sự, đồng thời xem xét lại chính sách quốc phòng của mình.

"Cuộc khủng hoảng Ukraine đã làm thay đổi cơ bản tình hình an ninh tại châu Âu, nhưng cho đến nay ảnh hưởng của nó đến chi tiêu quân sự chủ yếu chỉ thấy rõ ở các nước giáp với Nga", Sam Perlo-Freeman, một chuyên gia của SIPRI nhận định.

Trong năm 2014, chi phí quân sự của Ukraine tăng đến 23% trong năm 2014, với tổng chi 4 tỉ USD và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm 2015.

Trong khi đó, Ba Lan đã tăng ngân sách quốc phòng năm 2014 tới 13%, đồng thời dự kiến tăng 38% trong năm 2015, vượt mục tiêu do NATO ấn định cho các nước thành viên là không ít hơn 2% GDP.

Tại Châu Phi, chi tiêu quân sự tăng 5,9%, còn tại Châu Á- Thái Bình Dương tăng 5%.

Các nước trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương buộc phải tăng chi phí quốc phòng để đối phó với Trung Quốc, nước từ hơn 10 năm qua đều dành ngân sách rất lớn, từ 2 đến 2,2% tổng GDP cho chi tiêu quân sự. 
Thoa Phạm
Theo AFP
Dantri.com.vn


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...