Việc chiến đấu cơ của Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan là một thông điệp Lầu Năm Góc gửi đến Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tập trận sát Đài Loan, The Washington Times (Mỹ) nhận định.
Chiến đấu cơ F-18 Hornet của Thủy quân Lục chiến Mỹ - Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ |
Lầu Năm Góc đã xác nhận việc 2 máy bay F-18 của Mỹ hạ cánh khẩn cấp xuống một căn cứ không quân ở tây nam Đài Loan hôm 1.4.
“Hai chiếc F-18C Hornet thuộc Phi đội Chiến đấu cơ tấn công Thủy quân Lục chiến 323, đồn trú ở căn cứ không quân Kadena ở Nhật Bản, đã hạ cánh khẩn cấp xuống một căn cứ không quân ở tây nam Đài Loan. Không ai bị thương và máy bay không bị hư hại. Nguyên nhân khiến máy bay hạ cánh là do vấn đề về kỹ thuật. Ngay sau khi được sửa chữa, 2 máy bay này sẽ rời Đài Loan”, thiếu tá Paul L. Greenberg, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết.
Đề cập đến vụ việc này tại một cuộc họp báo ngày 2.4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Chúng tôi đã gửi tuyên bố đến Mỹ. Trung Quốc yêu cầu Mỹ nên nghiêm túc tôn trọng "chính sách một Trung Quốc"… và nên xử lý việc này một cách thận trọng và hợp lý”.
The Washington Times cho biết, chiến đấu cơ Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan chỉ 2 hai ngày sau khi Trung Quốc tiến hành tập trận lớn, với sự tham gia của máy bay ném bom, gần vùng lãnh thổ này.
Truyền thông Trung Quốc xác nhận, máy bay quân sự tham gia cuộc tập trận là H-6K phiên bản cải tiến. Đây là loại máy bay ném bom có thể mang bom hạt nhân. Cuộc tập trận diễn ra tại eo biển Bashi, nằm giữa Đài Loan và Philippines.
Chuyên gia phân tích quân sự Rick Fisher thuộc Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế, có trụ sở tại Mỹ, nhận định việc 2 chiếc F-18 hạ cánh ở Đài Loan là một thông điệp chính trị mà Lầu Năm Góc gửi đến Bắc Kinh. Điều này dễ hiểu vì máy bay Mỹ có thể hạ cánh ở nơi ít gây tranh cãi hơn, chẳng hạn như căn cứ không quân trên đảo Shimoji của Nhật, chỉ nằm cách Đài Loan 193 km về phía đông.
“Vụ hạ cánh ‘khẩn cấp’ của 2 chiếc F-18 tại căn cứ Đài Loan dù có thể không định trước nhưng vẫn cho Trung Quốc thấy rõ quan điểm của Mỹ. Động thái này diễn ra chỉ 2 ngày sau khi Trung Quốc cho máy bay ném bom H-6K tham gia đợt tập trận và dường như có ý đồ đe dọa lực lượng Mỹ ở đảo Guam”, ông Fisher nói.
The Washington Times bình luận, hành động cho máy bay ném bom bay sát Đài Loan của Trung Quốc khiến người ta liên tưởng đến cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, thời điểm Trung Quốc cho bắn thử tên lửa tại eo biển này nhằm thị uy với người dân Đài Loan trước thềm bầu cử lãnh đạo tại đây.
Theo một hiệp ước được ký kết từ năm 1979, Mỹ có nghĩa vụ giúp Đài Loan phòng vệ. Trung Quốc từ trước đến nay vẫn luôn xem Đài Loan là một tỉnh ly khai đang chờ thống nhất và không loại bỏ khả năng dùng vũ lực để "lấy lại" vùng lãnh thổ này, theo Reuters.
Hoàng Uy
Thanhnien.com.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...