Hôm 16/9, Quốc hội Ukraine và nghị viện châu Âu đã phê chuẩn Hiệp ước Hợp tác về kinh tế và chính trị, nhằm tăng cường mạnh mẽ quan hệ hợp tác song phương giữa Kiev và Brussels.
Tổng thống Ukraine cho rằng, đây là "bước đi đầu tiên" để Ukraine tiến tới là thành viên EU
Chính thức "quay lưng" với Nga
Theo thỏa thuận, Kiev và Brussels sẽ dần thiết lập quan hệ chính trị và kinh tế ngày càng sâu sắc. Một khu vực tự do thương mại song phương sẽ được thành lập nhằm đưa kinh tế Ukraine hòa nhập vào nền kinh tế 17.000 tỷ USD với hơn 500 triệu người tiêu dùng của Liên minh châu Âu (EU).
Ukraine sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn của EU về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. Hai bên cũng hợp tác trong một loạt vấn đề như năng lượng, thuế khóa, du lịch và hệ thống tư pháp, pháp luật... Thỏa thuận còn giúp Ukraine tìm kiếm các khoản vay tài chính từ EU dễ dàng hơn.
Việc ký kết Hiệp ước Hợp tác với châu Âu về kinh tế và chính trị cũng đồng nghĩa với việc Ukraine sẽ mất đi những ưu đãi và khả năng tiếp cận thị trường 2.500 tỷ USD và 146 triệu người tiêu dùng của Nga. Giới phân tích cho rằng, với thỏa thuận này, Ukraine đã chính thức "rời xa" Nga.
Còn theo Tổng thống Ukraine, thì đây là "bước đi đầu tiên" để Ukraine tiến tới là thành viên EU. "Giờ đây ai dám đóng cánh cửa của Ukraine với châu Âu? Ai sẽ phản đối tương lai là thành viên EU của chúng ta, bởi hôm nay chúng ta có bước đi đầu tiên nhưng rất quyết đoán”, ông cho hay.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine Martin Schulz thì gọi thỏa thuận liên kết với châu Âu là một dấu mốc lịch sử của Ukraine. "Tôi tin là trong lịch sử nghị viện thế giới, chưa bao giờ chúng ta cùng thấy 2 nghị viện cùng thông qua một thỏa thuận quốc tế. Đây là một quy trình chưa có tiền lệ", ông nói.
Tuy nhiên, hiệp định thương mại tự do giữa Ukraine và Liên minh châu Âu này sẽ tạm hoãn thực thi đến cuối năm 2015, theo một thỏa thuận trước đó đã được các bên bao gồm Nga, Ukraine và Liên minh châu Âu thông qua.
Theo đó, Liên minh châu Âu sẽ vẫn giữ những ưu đãi thương mại tạm thời dành cho Ukraine trong thời gian này. Phần lớn hàng hóa Ukraine nhập khẩu vào thị trường châu Âu vẫn sẽ được miễn thuế, song ngược lại, hàng hóa từ châu Âu nhập khẩu vào Ukraine sẽ vẫn tiếp tục phải nộp thuế.
Trong thời gian hoãn việc thành lập khu vực tự do thương mại tới cuối 2015, Nga và Ukraine sẽ tiếp tục duy trì chế độ thương mại tự do trong khuôn khổ Cộng đồng Các quốc gia độc lập và các bên liên quan sẽ tiếp tục các cuộc tham vấn để tìm ra lời đáp cho những quan ngại từ phía Nga.
Trao quyền tự trị cho miền đông
Cũng trong ngày 16/9, Quốc hội Ukraine đã thông qua các đạo luật do Tổng thống nước này Petro Poroshenko đề xuất về việc áp dụng quy chế tự trị đặc biệt tại một số khu vực nhất định của vùng Donetsk và Lugansk.
Trước đó, vào ngày 15/9, Tổng thống Ukraine đã đưa ra đề xuất cho các khu vực ở miền đông nước này được hưởng quyền tự trị hạn chế trong 3 năm, theo các điều khoản của một kế hoạch hòa bình đạt được với Nga.
Theo Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, thời gian ba năm tự trị hạn chế sẽ giúp chính phủ của ông có cơ hội thực thi các kế hoạch phân quyền và thông qua những sửa đổi trong hiến pháp, đồng thời cũng giúp đảm bảo "chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của đất nước" Ukraine.
Đạo luật đưa ra những quy định chính cho hai vùng Donetsk và Lugansk nêu trên, bao gồm việc ân xá cho những người tham gia các sự kiện tại hai tỉnh, được sử dụng tiếng Nga trong các cơ quan chính quyền và tiến hành bầu cử địa phương tại khu vực miền đông Ukraine vào ngày 7/12 tới.
"Tôi bị thuyết phục bởi niềm tin rằng, những gì mà chúng ta có được hôm nay sẽ giúp cho tiến trình hòa bình tại Ukraine không đi chệch hướng. Tôi không hề nghi ngờ khi nói chúng ta đang tiến gần hơn đến việc không còn ai tại miền đông phải đổ máu nữa", ông cho biết trong một tuyên bố.
"Người dân ở hai tỉnh Donetsk và Lugansk sẽ có cơ hội để bầu chọn nhà chức trách mới và với những nhà chức trách mới này, chúng ta có thể tìm được tiếng nói chung và cùng nhau mang lại hòa bình cho Ukraine".
Lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, ông Igor Plotnitsky, đã lên tiếng hoan nghênh việc Quốc hội Ukraine chính thức thông qua đạo luật do ông Poroshenko đề xướng.
"Đạo luật về trao thể chế đặc biệt cho vùng Donbass đã đáp ứng những yêu cầu của chúng tôi đưa ra vào hôm 1/9 vừa qua. Mặc dù có nhiều vấn đề vẫn chưa rõ ràng, nhưng chúng tôi vẫn sẽ công nhận rằng một giải pháp hoà bình đã bước đầu được thực hiện", ông Igor Plotnitsky cho biết.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Donetsk tự xưng, ông Aleksandr Zakharchenko, "đầu tiên hãy để Tổng thống Poroshenko chính thức ký đạo luật đó, đăng tải nội dung lên các phương tiện truyền thông và đi vào hiệu lực. Chúng tôi sẽ dịch nó sang tiếng Nga, đọc kĩ và đánh giá".
Phó thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, ông Andrei Purgin, cũng lên tiếng bác bỏ việc chính quyền Kiev cấp quyền tự trị hạn chế cho khu vực.
"Chế độ tự trị hoàn toàn sẽ được thực hiện ở khu vực Donbass, vùng lãnh thổ này không còn điều gì để làm với Ukraine nữa. Phía Kiev có thể tự do phê chuẩn bất cứ dự luật nào mà họ muốn, song chúng tôi không có kế hoạch liên bang hóa nào với Ukraine", ông Andrei Purgin khẳng định.
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...