Hành động đơn phương của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam (Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam cung cấp) |
Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 5h22’ ngày 1/5/2014, Cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của phía Trung Quốc di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống phía Nam. Đến 16 giờ ngày 2/5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 được thả trôi tại tọa độ 15o29’55’’ vĩ Bắc – 111o12’06’’ kinh Đông, phía Nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 120 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan này để tiến hành thăm dò thềm lục địa của Việt Nam và huy động nhiều tàu bảo vệ đi cùng.
Các tàu của Trung Quốc bao gồm tàu quân sự đã cố tình đâm va vào các tàu thực thi pháp luật, tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây thiệt hại về người và tài sản.
Ông Gregory Poling, chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ |
Lãnh đạo các nước ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24 (Ảnh: Đức Tám) |
Một cuộc biểu tình ủng hộ bà Yingluck của phe Áo đỏ (Ảnh AP) |
Ông Jatuporn, Chủ tịch Mặt trận dân chủ chống độc tài (tức phe áo đỏ) cho rằng phán quyết của Tòa án Hiến pháp chẳng khác gì một cuộc đảo chính "trá hình". Do đó, phe áo đỏ sẽ nổi dậy trên toàn quốc để đấu tranh chống đảo chính.
Ngày 8/5, cảnh sát Thái Lan cho biết, nhà của 1 thẩm phán bị ném lựu đạn, một ngày sau khi Tòa án Thái Lan tuyên bố bãi nhiệm Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra.
Căng thẳng gia tăng khi ngày 11/5, hai kẻ lạ mặt đã ném lựu đạn vào những người biểu tình chống Chính phủ bên ngoài văn phòng Thủ tướng khiến 2 người bị thương nhẹ
Các nhà phân tích cho rằng, xung đột có thể xảy ra vào cuối tuần này khi những người ủng hộ và phản đối chính phủ đang tập trung về thủ đô Bangkok, làm gia tăng bầu không khí căng thẳng và cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc tại nước này.
Người dân Donetsk tuần hành trước ngày trưng cầu ý dân (Ảnh RT) |
Ngày 11/5, các khu vực Donetsk và Lugansk, phía Đông Ukraine sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý bất chấp việc Nga kêu gọi ngừng việc này lại trong khi cả Pháp và Đức đều cho rằng cuộc trưng cầu này là vi phạm pháp luật.
Trước đó, trong một nỗ lực giải quyết nguyện vọng cấp thiết của các khu vực, chính quyền lâm thời Ukraine đã đưa ra sáng kiến tổ chức "hội nghị bàn tròn thống nhất dân tộc". Sáng kiến được Nga, Mỹ ủng hộ và kêu gọi các bên nhanh chóng thực hiện.
Theo giới quan sát, tình hình miền Đông Nam Ukraine dự báo còn diễn biến phức tạp khi mà người biểu tình ở Donetsk và Luhansk kiên quyết thúc đẩy cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 11/5, bất chấp chiến dịch quân sự của chính quyền lâm thời cũng như việc Nga kêu gọi hoãn kế hoạch này.
Trong một diễn biến liên quan, trả lời phỏng vấn kênh CNN ngày 8/5, quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrei Deshchytsia cho biết, Chính phủ lâm thời Ukraine sẽ tổ chức cuộc bầu cử Tổng thống ngày 25/5 như dự kiến trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine, ngay cả khi những người ủng hộ liên bang hóa đất nước ở miền Đông Nam nước này tổ chức trưng cầu dân ý.
Toàn cảnh lễ diễu binh hoành tráng trên Quảng trường Đỏ (Ảnh: Ria Novosti) |
Ngày 9/5, Nga đã tổ chức lễ diễu binh hoành tráng trên Quảng trường Đỏ kỷ niệm 69 năm ngày Chiến thắng phát xít. Cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ năm nay được coi là hoành tráng nhất với rất nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định: “Chúng tôi xin được kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm những người đã hy sinh, trước những người đã không còn cùng chúng ta trong ngày hôm nay. Chúng tôi xin cảm ơn các vị cựu chiến binh, chúng tôi tự hào về các vị”.
Năm nay, sự chú ý của người dân sẽ còn dành cho cuộc diễu binh lịch sử, lần đầu tiên được tổ chức hoành tráng cả ở bán đảo Crimea, tại thành phố Sevastopol. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thành phố Sevastopol của Crimea để tham dự lễ diễu hành kỷ niệm Ngày chiến thắng Phát xít.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng Phát xít tại Sevastopol, ông Putin nhấn mạnh: “Sevastopol và Crimea đã trở về với nước Nga. Điều này mang lại giá trị to lớn về tính thống nhất, công bằng và tình đoàn kết. Các bạn đã dạy cho chúng tôi hành động theo lương tâm của mình. Nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Sevastopol luôn hành động theo những giá trị đó. Tôi chắc rằng năm 2014 này sẽ đi vào lịch sử của thành phố cũng như của cả đất nước chúng ta. Đó là năm mà người dân Sevastopol đã quyết định gắn kết với nước Nga”.
Tuy nhiên, cả Mỹ và châu Âu đã tố cáo chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Nga tới Crimea sau khi khu vực này sáp nhập vào Nga tháng 3/2014 là một hành động "khiêu khích"./.
Nguyễn Hùng/VOV online
Tổng hợp
Theo: Vov.vn
Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...
Sáng ngày 8/8, đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội...
Sáng nay 26/6, đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy,...
Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Thái Bình khu vực huyện Vũ Thư...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...