Hiệu quả mô hình tổ liên kết tạo việc làm và bao tiêu sản phẩm rau màu ở xã Dân Chủ

Thứ 3, 17/11/2015 | 09:20:45
775 lượt xem

Mô hình tổ liên kết tạo việc làm và bao tiêu sản phẩm do Hôi liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Bình đưa về thực hiện tại xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà. 30 hội viên phụ nữ của xã có hoàn cảnh khó khăn đã tham gia mô hình bước đầu thu được kết quả.

Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, huyện Hưng Hà và các hội viên Hội LHPN xã Dân Chủ tham quan mô hình trồng ngô ngọt của gia đình bà Phạm Thị Hương

Diện tích ngô ngọt của gia đình bà Phạm Thị Hương ( thôn Đại Hội, xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà) đang phát triển đồng đều, xanh tốt, giờ đã bắt đầu ra trổ cờ, đậu bắp. Vụ đông năm nay, nhà  bà Hương trồng 3 sào rưỡi cây màu chủ yếu: Ngô, dưa bao tử, dưa 66, bí đỏ. Bà là một trong 30 hội viên tham gia mô hình tổ liên kết. Khi tham gia, bà được hỗ trợ hạt giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc, cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu, đến khi thu hoạch được bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Tuy năm nay, thời tiết để trồng vụ đông có khắc nghiệt nhưng đến nay, cây màu của chị cũng đã cho thu hoạch.

 

Bà Phạm Thị Hương cho biết: "Trước đây, chúng tôi chỉ trồng nhỏ lẻ. Tham gia tổ liên kết, chúng tôi được bao tiêu sản phẩm cho giống và đầu ra, tập huấn quy trình, so với cấy lúa có vất vả hơn nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.”

Các hội viên phụ nữ đã tham gia trồng trên 15 ha cây màu. Mặc dù diện tích không tăng nhiều so với vụ đông trước nhưng toàn bộ cây màu các hội viên tham gia trồng đều được bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, các hội viên còn được nâng cao tay nghề, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật sơ chế đóng gói sản phẩm theo quy trình chất lượng quy định, khác hoàn toàn so với cách làm cũ. Mục đích của mô hình là tạo ra một vùng rau an toàn, sạch bệnh, tạo thương hiệu, kết nối với doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.

 Bà Phạm Thị Thịnh (thôn Hà Tiến, xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà) kể lại: “ Thời gian trước, trồng thì phải tự mang rau ra chợ bán, nay chúng tôi được bao tiêu sản phẩm, thấy phấn khởi lắm”.

Đây là mô hình kết nối 3 trong 1 giữa nhà khoa học, hộ sản xuất và các nhà tiêu thụ sản phẩm, liên kết mở rộng thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và chế biến sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu thu của thị trường cũng như yêu cầu khắt khe trong chế biến và bảo quản sản phẩm rau.

Trồng dưa bao tử trong mô hình tổ liên kết tạo việc làm và bao tiêu sản phẩm rau màu ở xã Dân Chủ

Bà Phạm Thị Lanh - Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà cho biết: “ Tham gia tổ liên kết, các chị em được chuyển giao khoa học kỹ thuật từ lúc làm đất, gieo hạt đến khi thu hoạch. Có chị trồng 1 mẫu cũng thu 20 triệu đồng vào tổ liên kết chị em tự tin hơn, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nâng cao thu nhập…”.

Mô hình liên kết đã thay đổi tập quán trồng vụ đông, rau màu nhỏ lẻ, phân tán, làm tăng hiệu quả kinh tế trên diện tích trồng rau màu xuất khẩu tập trung có quy hoạch, tăng năng suất cây trồng, nâng mức thu nhập cho người sản xuất. Mô hình này được xã Dân chủ tiến tới nhân rộng trong toàn xã.

Hồng Thắm


  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...