Cái giá của những nhân vật trong các ảnh bức ảnh "leo rào vào công viên nước hồ Tây" gây ra hàng loạt tranh cãi trên mạng là gì?
Ảnh minh họa về thời đại công nghệ và mạng xã hội, những sự việc "xấu hổ" có thể lan truyền đến tận nửa bên kia trái đất chỉ trong vài giờ - Đồ họa: Leo Espinosa / Tạp chí Wired |
Qua vụ lùm xùm liên quan tới chuyện hàng trăm người mặc nguy hiểm leo rào vào công viên nước hồ Tây với mục đích “chơi cho bằng được”, mạng xã hội đã thành chiến trường cho những tranh cãi không ngớt, cùng hàng loạt bức ảnh “để đời”. Song có lẽ, chớ nên đùa với Internet, vì rất có thể, dù chỉ một lần lỡ công bố hoặc bị người khác đưa lên mạng thông tin thiếu thận trọng, cuộc đời bạn sẽ rẽ sang một trang khác.
Trong lịch sử còn khá ngắn ngủi của mình, không ít lần Internet thành nơi vạch trần những khiếm khuyết lầm lỡ của người dùng và khiến họ trả giá. Chỉ vì một lần chẳng may cợt nhả hay hớ hênh trên mạng xã hội, rất nhiều nhân vật nổi tiếng không những bị “ném đá”, mà sự nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thật đúng cười ra nước mắt, khi tiếng dữ đồn xa hơn cả tiếng lành trong thời đại mạng toàn cầu. Nhịp Sống Số xin trích lược một bài viết do CNN đăng tải liên quan đến vấn đề này.
Đùa cợt và hậu quả
Chỉ vì đùa cợt đương kim chủ tịch hạ viện Mỹ John Boehner trong một lần viết tin bài, phóng viên tờ Boston Victor Paul Alvarez đã ngay lập tức bị sa thải. Cơn giận dữ của mạng xã hội trút lên đầu anh như mưa đá, bất chấp lời xin lỗi. Ba tháng sau, anh chàng nhà báo này vẫn đang mải miết đi tìm một công việc toàn thời gian mới.
Những nội dung hình ảnh, lời lẽ đăng tải lên mạng có thể trở thành con dao hai lưỡi "phản chủ" - Ảnh minh họa: Internet |
Còn câu chuyện của Justine Sacco, người từng giữ một chân quản lý cấp cao trong ngành quan hệ công chúng. Sự nghiệp của cô đã tiêu tan vào năm 2013, vì một lần lỡ đăng lên Twitter những lời bông đùa vô tình gây phản cảm về phân biệt chủng tộc: "Nào, cùng tới châu Phi thôi. Hi vọng tớ không dính AIDS. Đùa tí chớ. Tớ da trắng mừ!"
Câu chuyện của cô nàng Adria Richards cũng không kém phần khôi hài. Nhân một lần đi dự hội thảo công nghệ, cô nàng đăng tải lên trang Twitter cá nhân chân dung hai người dự khán vô danh với ý định trêu đùa với bạn bè. Chẳng may, một trong hai người bị mất việc vì liên can tới câu chuyện của Richards. Thế rồi Richards bị dọa dẫm. Máy chủ công ty nơi cô đang làm việc bị tấn công. Chẳng bao lâu sau, Richards cũng nhận "trát" sa thải.
Đáng đời hay bất công?
Tất cả những hành động trên đều ngớ ngẩn, đáng để bị trách phạt. Tuy nhiên, liệu đã công bằng? Jon Ronson, nhà báo người Anh, tác giả của "So You've Been Publicly Shamed" (Tạm dịch: "Rồi, bây giờ thì bạn đã bẽ mặt nơi công cộng"), đã nhọc công tìm câu trả lời cho hiện tượng ngày càng phổ biến này.
Ảnh minh họa: Stuff.co.nz |
Về mặt tâm lý học, trong nhiều thế kỉ trước, cư dân sống trong các bản làng thường sẽ xua đuổi những kẻ bị xem là xấu xa đồi bại. Người Mỹ thời thuộc địa còn dựng lên hàng rào ngăn cách. Trong tiểu thuyết lừng danh "Chữ A màu đỏ", nhân vật chính Hester Prynne còn bị buộc phải mang biểu tượng chữ cái A, như một sự nhục nhã trọn đời phải hứng chịu.
Ngày nay, trên mạng xã hội, thật dễ dàng để khiển trách nhau khi ai đó lỡ lời, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Lời xin lỗi hay sự hối hận của “y”, “thị” hiếm khi đủ thỏa mãn cộng đồng mạng. Trên Twitter chẳng hạn, nhất định, kẻ lỡ lời phải bị chửi rủa, thậm chí không dám lộ mặt ra.
Thế nào rồi cái kiểu xã hội này cũng bị xói mòn với cách sống như thế. Chúng ta cứ hừng hực đóng vai mấy anh chàng thám tử nghiệp dư, nhòm ngó những chuyện dở tệ xấu xí của người khác bằng cách bắt giò mấy câu họ viết trên mạng xã hội. Thật sự không chỉ là sai lối, nó còn đang phá hủy cuộc sống này |
Jon Ronson giải thích trong một cuộc phỏng vấn |
Cha James Martin, cây viết thường xuyên xuất hiện trên tạp chí America, một linh mục Ki-tô giáo mô tả, khi người ta bắt đầu “ném đá”, nó sẽ không bao giờ dừng lại và hình như khi ai đó “lãnh đạn”, trong mắt các cư dân mạng, những người ấy “xấu xí, hổ ngươi biết chừng nào”. Lời cảnh báo về thái độ sống của con người xét đến cùng, là một cách mô tả về công lý bình đẳng, chớ không phải chuyện tội ác và hình phạt.
Có một sự tàn nhẫn thực sự trong tâm tính của đám đông. Đôi khi, tôi cứ ví thử, nó giống như mấy anh chàng côn đồ trong trường học kéo bè kéo bọn bắt nạt anh học sinh nào đấy, vì một thoáng chẳng may, lỡ lời điều gì phật ý |
Cha James Martin |
Càng nổi danh, càng tan tác đời người
Cha Martin đã phân biệt rõ, có những ranh giới nhất định. Nếu ai đó nói lời xúc phạm, người khác đương nhiên được phép đáp trả. Nếu một nhân vật thuộc về công chúng có “những lời thành kiến thái quá về giới tính, dân tộc hoặc quan hệ đồng giới, lúc ấy có lẽ, hợp lý mà nói, chính người nói ấy đã tự tước bỏ vị trí trong lòng công chúng”. Nhưng nếu vì thế, “họ phải trả giá cho những gì đã làm trong suốt cuộc đời còn lại là không công bằng”.
"Ném đá" trên mạng đem lại sự hả hê hơn so với những khi thể hiện thể hiện lòng thương cảm - Ảnh: Vigilante / Internet |
Đây là một ví dụ khác về "bút sa gà chết" trên mạng. Vì muốn phản đối các thông cáo của ban giám đốc chuỗi cửa hàng Chick-Fil-A về hôn nhân đồng giới, anh chàng Adam Mark Smith đã đăng tải một video lên Youtube chứa những thông điệp cá nhân. Cơn cuồng phong nhanh chóng dội ngược lại. Bất kể xin được thứ lỗi ngay ngày hôm sau, Adam buộc phải bán xới và tới thành phố khác.
Phía sau câu chuyện còn là rất nhiều chi tiết đáng để bàn. Ngay sau khi mất việc, trong vòng 72 giờ, email cá nhân của Smith tràn ngập những lời đao to búa lớn đòi “lượm xác” anh. Thông tin cá nhân bị đăng tải công khai trên mạng, cả địa chỉ trường học của con cái. Thư đe dọa vứt tung ngay trước cổng nhà.
Smith chia sẻ, anh đã quay như chong chóng, giữa cơn giận dữ và tự vấn về những gì đang xảy ra, liệu anh có đáng phải gánh chịu: “Tôi cảm thấy xấu hổ cực độ. Có một điều không thể chối cãi, tôi là kẻ thô lỗ. Thế rồi, có những tiếng nói khác trong tôi nhắc nhở, rằng không, tôi không đáng phải chịu cảnh ấy. Thật không đúng tí nào. Và rồi, tôi cứ dùng dằng giữa hai luồng tư tưởng ấy từng giây phút”.
Chuyện chưa dừng ở đấy. Sau khi theo lời luật sư, Smith giấu kín chuyện và nhận được một công việc mới ở Portland, Oregon. Nhưng anh đã buộc phải nghỉ việc khi câu chuyện của anh lan rộng trên mạng Internet. Kể từ đấy, rất nhiều lần anh đệ trình hồ sơ xin việc đều bị từ chối, cho dù hồ sơ của anh không đến nỗi nào.
Đời thật là chông chênh, anh tâm sự.
“Tôi rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tôi phải kéo mình thoát ra khỏi tình trạng này, khi tôi không còn nhận ra mình thực sự là ai”. Smith chia sẻ, thậm chí có lúc, anh đã từng nghĩ tới chuyện tự tử.
"Thiệt tâm và lòng trắc ẩn là chìa khóa"
Theo nhà báo Jon Ronson, vẫn có những cách dùng tích cực khi người ta lên mạng phê bình thảo luận. Rất nhiều các vấn đề xã hội ít người quan tâm đã trở thành chủ điểm bàn luận thu hút đông đảo người dùng.
Thông tin lan truyền và đôi lúc "tam sao thất bản" có thể khiến cuộc sống của bạn lâm vào cảnh đau đầu - Ảnh minh họa: CNN |
"Một chiến dịch khơi gợi óc tư biện sẽ rất, rất mạnh mẽ".
Tuy thế, Ronson hi vọng rằng sẽ có nhiều người muốn dừng "ném đá" trước khi đi quá xa vì theo nhà báo này, hãy thử đặt mình vào vị trí của người khác mà xem.
"Thiệt tâm và lòng trắc ẩn sẽ giúp chúng ta nghĩ và làm khác", Ronson chia sẻ. Tuy nhiên anh cũng hiểu rằng đó là một chuyện rất khó, vì khi chê bai, "ném đá" kẻ khác, người ta thường cảm thấy thích thú, hả hê hơn so với những khi thể hiện thể hiện lòng thương cảm.
Internet: tự do và miễn phí nhưng cũng là khởi nguồn cho cơn đau đầu của nhiều người, thậm chí phá hủy cuộc sống của họ.
Bạn có "ném đá" ai trên mạng trong vài tháng qua?
NHẬT VƯƠNG (Theo CNN)
Tuoitre.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...