Cảnh báo về tài liệu lịch sử chỉ lưu bằng dạng số hóa có thể biến mất

Thứ 2, 16/02/2015 | 08:44:31
909 lượt xem

Người đàn ông được xem là cha đẻ của Internet vừa cảnh báo rằng tài liệu số hóa của hàng chục thập niên có thể biến mất và tạo ra một thế hệ bị lãng quên cho dù có những nỗ lực duy trì mới đang được phát triển.

Hầu hết ảnh tự chụp đều lưu ở dạng số hoá.
Ông Vint Cerf, phó chủ tịch của hãng Google, là người được xem là cha đẻ của Internet, cho biết công nghệ số đã tạo ra thông tin dạng số hóa cho gia đình cho đến chính phủ trên toàn cầu có thể không đọc được theo thời gian do sự phát triển quá nhanh của công nghệ, phần mềm đọc nó và tuổi thọ phần cứng.

Ý kiến mà ông Cerf nếu trên được đưa ra ý kiến của mình tại một buổi họp của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học đang diễn ra tại California. Theo ông Cerf thì trong khi chúng ta đang suy nghĩ về số lượng các tài liệu trong cuộc sống chúng ta đang được lưu ở dạng số như trao đổi thư điện tử, tham gia mạng xã hội, chia sẻ ảnh thì rõ ràng chúng ta đang đứng trước nguy cơ mất đi những tư liệu về quá khứ.

So sánh với cách lưu trữ truyền thống

Ông Cerf không phải là người đầu tiên đưa ra cảnh báo về cách chúng ta ghi dữ liệu nhị phân trong cuộc sống số ở thế kỷ 21, theo đó các ảnh trên Facebook, thư điện tử, nhật ký trên blog có tuổi đời là rất ngắn so với tài liệu ghi bằng chữ hình nêm (cuneiform) của người Sume ở thế kỷ thứ 30 trước công nguyên đã có tuổi đời hơn 3.000 năm tuổi.

Bức thư viết bằng chữ hình nêm (Cuneiform).

Ông James J. O'Donnell, một người làm việc tại thư viện trường đại học bang Arizona và là cựu hiệu trưởng trường đại học Georgetown, cho rằng tất cả bằng chứng cho thấy để bảo tồn một cái gì đó tùy thuộc vào cách mọi người quan tâm đến nó, sử dụng nó và giữ gìn nó.

Ông James cho biết ông đang phát hành cuốn sách “Những câu chuyện về Caesar Augustus” (Deeds of Caesar Augustus) thì những tượng của Caesar bằng đá hay bằng đồng và được làm từ thời của Caesar (giai đoạn đế chế La Mã) thì vẫn còn, nhưng hầu hết những bản sao của ông sau đó đều bị hỏng. Theo ông James thì “nói một cách khác, sẽ không có vấn đề gì nếu bạn nghĩ về vấn đề này ngay từ ban đầu. Nếu bạn để cho đấy cho các thế hệ tiếp theo, thì đó là một vấn đề”.

In ảnh của bạn ra nếu bạn không muốn bị mất chúng

Ông Cerf nói với báo chí rằng nếu bạn thực sự quan tâm đến một bức ảnh thì hãy in nó ra.

Phát biểu này của ông Cerf khiến nhiều người phải lo lắng vì hầu hết ảnh tự chụp như cho cá nhân hay ở các sự kiện lớn đều lưu ở dạng số hóa ở trong thiết bị cá nhân, trên hệ thống điện toán đám mây hay chia sẻ trên mạng xã hội.

Ảnh tự chụp của đội tuyển Úc tại giải vô địch châu Á vừa qua.

Ảnh tự chụp của đội tuyển Đức.

Theo ông Cerf thì nếu chúng ta không tìm ra một giải pháp tốt thì thế kỷ 21 sẽ là một hố đen về thông tin và rằng những thế hệ sau này khi muốn biết về chúng ta sẽ thực sự khó khăn cho họ.

Ông Cerf thì nếu bạn muốn tìm ra những gì đã xem vào năm 1994 thì bạn sẽ gặp vấn đề khi làm điều này và hầu hết chúng đã biến mất. Theo ông Cerf thì chúng ta không muốn cuộc sống số hóa bị mất dần đi, và nếu chúng ta muốn bảo quản nó như bảo quản các cuốn sách thì chúng ta phải đảm bảo các đối tượng được số hóa có thể tái tạo lại trong tương lai xa.

Nhưng cũng theo ông Cerf thì vấn đề rất lớn ở đây là khả năng duy trì và chạy một phần mềm mãi mãi theo thời gian. Ông Cerf cảm thấy có một gánh nặng vô cùng lớn trong lúc tìm ra một định dạng số mà có thể truy nhập được trong hàng nghìn năm.

Người cha đẻ của Internet khuyến nghị nên tạo ra một hệ thống không chỉ lưu trữ ở dạng số hóa mà cần bảo quản chi tiết về phần mềm và hệ điều hành cần thiết để đọc được giúp nó có thể tái tạo được trong tương lai.

Trong giai đoạn này, ông Cerf khuyên nên in ra những tài liệu quan trọng như ảnh gia đình để tránh mất chúng do sự lạc hậu của các hệ điều hành.

Để minh họa, ông Cerf nói rằng hiện có rất nhiều định dạng cho cả ảnh và phim và những định dạng này cần các phần mềm tương ứng để đọc. Thông thường các tiêu chuẩn để làm phim và ảnh cũng bị mất dần đi theo thời gian và được thay thế bởi tiêu chuẩn khác và nếu phần mềm mới không đọc được dữ liệu cũ thì tư liệu này coi như không còn.

Theo ông Cerf thì rất khó biết những dữ liệu nào là quan trọng nhất của thế hệ chúng ta nên điều quan trọng là bảo quản càng nhiều càng tốt.

Ý kiến phản bác

Tuy nhiên, ông David Oren đến từ Cisco lại cảnh báo rằng chỉ cần bảo vệ dữ liệu thì tất cả thông tin sẽ không bao giờ bị phá hủy.

Theo ông Oren thì một khi thông tin đã được tạo ra thì sẽ không bao giờ biến mất và các bít dữ liệu là không thể bị phá hủy. Và đây là mặt khác của tranh luận.

Hiện cả ông Cerf và ông Oren đang tham gia hội nghị thường niên của Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học ở San Jose, California.

HẢI LY
(Tổng hợp)
Nhandan.com.vn


  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...